Phòng bệnh rối loạn tiêu hóa ở người cao tuổi?
Điều quan trọng nhất để phòng bệnh rối loạn tiêu hóa cho người cao tuổi là có chế độ ăn hợp lý, kết hợp với vận động cơ thể và có đời sống tinh thần thoải mái.
Một số người cao tuổi chán ăn, không thèm ăn, người nhà cần động viên và nếu cần thì bón giúp trong các bữa ăn để họ không bỏ bữa, nhất là khi người cao tuổi sức yếu, sa sút trí tuệ.
Nên động viên và tìm cách chế biến các loại rau hợp khẩu vị để cho người cao tuổi ăn được nhiều rau và các loại hoa quả có nhiều chất xơ. Những người đã bị táo bón thì nên cho ăn thêm củ khoai lang luộc, ăn canh rau mồng tơi, rau đay và cần uống đủ lượng nước hàng ngày (khoảng 2 lít trong một ngày đêm).
Nếu bị bệnh về dạ dày thì nên đi khám bệnh định kỳ để được điều trị và tư vấn của bác sĩ giúp cho bệnh chóng khỏi.
Với những người bị rối loạn tiêu hóa, vận động cơ thể là điều rất cần thiết. Vận động cơ thể ở người cao tuổi không có nghĩa là phải tập luyện các động tác mạnh mẽ, khó mà chỉ cần vận động nhẹ nhàng, ví dụ như xoa bóp vùng bụng, xoa bóp các cơ bắp hoặc đi bộ (nếu có thể).
Nếu sức khỏe yếu có thể chỉ đi bộ trong nhà, trong sân nhưng khi sức khỏe còn tốt thì đi bộ xa hơn hoặc có thể chơi thể thao như cầu lông, bơi… Thời gian vận động cơ thể trong ngày khoảng 60 phút và chia thành 2-3 lần tập là hợp lý.
Ngoài ăn uống và vận động cơ thể, người cao tuổi cũng nên có những hoạt động về tinh thần như: đọc báo, xem vô tuyến, nghe đài… Nếu có câu lạc bộ cho người cao tuổi thì nên tham gia, nếu không, có thể sinh hoạt theo nhóm.
Nên động viên và tìm cách chế biến các loại rau hợp khẩu vị để cho người cao tuổi ăn được nhiều rau và các loại hoa quả có nhiều chất xơ. Những người đã bị táo bón thì nên cho ăn thêm củ khoai lang luộc, ăn canh rau mồng tơi, rau đay và cần uống đủ lượng nước hàng ngày (khoảng 2 lít trong một ngày đêm).
Nếu bị bệnh về dạ dày thì nên đi khám bệnh định kỳ để được điều trị và tư vấn của bác sĩ giúp cho bệnh chóng khỏi.
Với những người bị rối loạn tiêu hóa, vận động cơ thể là điều rất cần thiết. Vận động cơ thể ở người cao tuổi không có nghĩa là phải tập luyện các động tác mạnh mẽ, khó mà chỉ cần vận động nhẹ nhàng, ví dụ như xoa bóp vùng bụng, xoa bóp các cơ bắp hoặc đi bộ (nếu có thể).
Nếu sức khỏe yếu có thể chỉ đi bộ trong nhà, trong sân nhưng khi sức khỏe còn tốt thì đi bộ xa hơn hoặc có thể chơi thể thao như cầu lông, bơi… Thời gian vận động cơ thể trong ngày khoảng 60 phút và chia thành 2-3 lần tập là hợp lý.
Ngoài ăn uống và vận động cơ thể, người cao tuổi cũng nên có những hoạt động về tinh thần như: đọc báo, xem vô tuyến, nghe đài… Nếu có câu lạc bộ cho người cao tuổi thì nên tham gia, nếu không, có thể sinh hoạt theo nhóm.
Tác giả bài viết: Trần Bình
Những bài viết mới hơn
Những bài viết liên quan