Hỗ trợ trực tuyến Tư vấn Online

Chế độ ăn uống đối với bệnh nhân tiểu đường cao tuổi và nhỏ tuổi

Chế độ ăn uống đối với bệnh nhân tiểu đường cao tuổi và nhỏ tuổi như thế nào
Chế độ ăn uống đối với bệnh nhân tiểu đường cao tuổi và nhỏ tuổi

1. Khng chế ăn uống đối vi bệnh nhân tiu đường cao tuổi như thế nào

Đa phần bệnh nhân tiểu đường cao tuổi thuộc dạng không phụ thuộc vào insuline, nghĩa là bệnh tình tương đối nhẹ, do đó đối với phần đông bệnh nhân tiểu đường cao tuổi, chỉ cần khống chế tốt là có thể hạ được hàm lượng đường trong máu xuống mức lý tưởng, nói cách khác khống chế ăn uống với bệnh nhân tiểu đường cao tuổi trở nên đặc biệt quan trọng.

Vậy thì nguyên tắc khống chế ăn uống đối với bệnh nhân tiểu đường cao tuổi là gì? Đó là duy trì cân nặng cơ thể ở mức bình thường, phòng tránh béo phì, bảo đảm tổng nhiệt lượng hấp thu hàng ngày trong phạm vi hợp lý, hạn chế lượng hấp thụ hợp chất carbohydrate, chú ý ăn nhiều chất xơ sợi, ví dụ rau xanh, quả cây.

Với người bệnh béo phì và có hàm lượng mỡ trong máu cao, thì phải hạn chế ăn mỡ, đối với người bệnh cholesterol trong máu cao thì phải hạn chế loại thức ăn chứa nhiều cholesterol. Tóm lại, mục đích khống chế ăn uống là không để béo phì.

Chế độ ăn uống đối với bệnh nhân tiểu đường cao tuổi và nhỏ tuổi như thế nào
Chế độ ăn uống đối với bệnh nhân tiểu đường cao tuổi và nhỏ tuổi như thế nào

2. Khống chế ăn uống đối với bệnh nhân tiểu đường nhỏ tuổi như thế nào

Bệnh nhân tiểu đường nhỏ tuổi đang trong thời kỳ phát dục trưởng thành, nên bố trí và khống chế ăn uống phải xem xét đến yêu cầu trưởng thành của các cháu, nghĩa là phương án chữa trị thông qua bữa ăn vẫn phải đảm bảo đầy đủ nhiệt lượng để các cháu tăng cân theo yêu cầu lớn lên bình thường, xem xét đến tuổi đời ngày một tăng, nên hàng năm đều phải tính toán một lần tổng nhiệt lượng cần cung cấp qua bữa ăn, ở Trung Quốc thì áp dụng công thức sau để tính toán nhiệt lượng cần cung cấp cho bệnh nhân tiểu đường trẻ em: Nhiệt lượng cần hấp thụ trong một ngày (tính theo Kcal hệ cũ) = 1000 + (số tuổi – 1) x 100. Theo công thức này thì bệnh nhân 1 tuổi mỗi ngày cần 4186 KJ (1000 Kcal) nhiệt lượng, sau đó cứ mỗi năm tăng thêm 419 KJ (100 Kcal) nhiệt lượng.

Trong tổng nhiệt lượng, thì carbohydrate chiếm 50 – 55%, mỡ chiếm 25 – 30%, protein chiếm 15 – 20%. Căn cứ vào nhu cầu phát dục trưởng thành của thiếu nhi, thì tỷ lệ protein cần được nâng cao một cách thỏa đáng. Với bệnh nhân chưa đầy 1 tuổi, đòi hỏi protein nhiều hơn, mỗi kg trọng lượng cơ thể cần 2,5 g protein nhiều hơn, mỗi kg trọng lượng cơ thể cần 2,5 g protein, bệnh nhân từ 1 – 3 tuổi mỗi kg trọng lượng cơ thể cấn 1,5 – 2,0 g.

Trên 3 tuổi, mỗi kg trọng lượng cơ thể cẩn 1,0 – 1,8 gr protein, ngoài việc cung cấp đủ lượng protein, còn phải xem xét chất lượng loại protein được cung cấp gồm pro­tein phong phú từ thực vật thì còn có protein chất lượng cao từ động vật như thịt, trứng, sữa, đối với các bệnh nhân ở lứa tuổi thiếu nhi còn cần tiến hành giáo dục ý thức vệ sinh y tế, nói rõ ý nghĩa của vấn đề khống chế ăn uống, đề phòng các cháu ăn tham ăn nhiều dẫn đến béo phì, ngoài ra phải chú ý thời gian ăn cẩn kết hợp tốt với việc chữa trị bằng insuline, bảo đảm mức đường huyết chỉ dao động trong phạm vi cho phép, hạn chế tối đa trường hợp tụt đường máu hoặc tụt đường huyết và cao đường huyết xen kẽ nhau hình thành dạng bệnh tiểu đường fragility.

Nguồn tin: suckhoe365.biz

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết