Hỗ trợ trực tuyến Tư vấn Online

3 cách đối phó bệnh xương khớp ở người già

Thời tiết bất thường mang theo khí lạnh và không khí ẩm ướt là nỗi ám ảnh với người cao tuổi, đặc biệt là với người mắc bệnh xương khớp. Làm gì để chống lại căn bệnh mang tính tuổi tác này?
093446 Tieu duong1

Người cao tuổi (NCT) do quá trình lão hóa nên khi giao mùa sẽ rất khó tránh khỏi việc nhức mỏi tay chân, đau xương khớp. Nguyên nhân là do sự thay đổi của thời tiết như nóng lạnh thất thường, lúc khô hanh, lúc lại ẩm ướt… kéo theo hàng loạt sự thay đổi của các yếu tố bên trong cơ thể như độ nhớt của máu, độ nhớt dịch khớp, sự kết tủa của các muối, thay đổi nồng độ các hóa chất trung gian thay đổi vận mạch…

Những sự thay đổi này góp phần làm xuất hiện các đợt đau xương khớp. Ngoài ra, trời rét kèm theo độ ẩm tăng cao do mưa phùn làm cho các gân cơ bị co rút lại, dịch khớp đông quánh hơn khiến cho các khớp trở nên khô cứng, đau mỏi, khó cử động. Hơn nữa khi trời lạnh, các thói quen tập luyện hàng ngày cũng bị giảm đi, cũng góp phần làm bệnh nặng thêm…

Để đối phó với căn bệnh này khi mùa đông đến, NCT nên thực hiện 3 phương pháp sau:

1. Chế độ ăn phù hợp

Để hạn chế tình trạng viêm, giảm đau khớp người già nên ăn các loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 (thường có trong các loại hạt). Các rau lá xanh, như rau bina, cải xoăn, cũng có thể giúp hạn chế tình trạng viêm và đau đớn. Các loại quả như cam, ớt đỏ, cà chua… chứa nhiều vitamin C cũng có thể giúp làm giảm, ngăn chặn sự mất sụn và giảm đau ở người già.

Bên cạnh đó, người già nên tránh dùng các thực phẩm giàu axit béo omega-6 (chẳng hạn như dầu bắp), vì loại axit này có thể gây ra viêm đau đớn. Hãy thay thế các loại ngũ cốc tinh chế cho ngũ cốc nguyên hạt. Các nghiên cứu trước đây cho thấy ngũ cốc tinh chế có thể làm tăng viêm khớp, trong khi chất xơ ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giảm viêm.

 

155823 Untitled 20

 

2. Các chất bổ sung

Để giúp đỡ nuôi dưỡng sụn và bôi trơn nhiều hơn ở các khớp xương của người già có thể bổ sung các chất như: Glucosamine sulfate và chondroitin. Một nghiên cứu quy mô lớn của Viện Y tế Quốc gia Mỹ tìm thấy một sự kết hợp hàng ngày nếu bổ sung 1.500mg glucosamine và 1.200mg chondroitin có thể giúp dễ dàng hạn chế các triệu chứng phát tác ở những người bị đau khớp từ trung bình đến nặng.

Ngoài ra, phải bổ sung nhiều vitamin D (từ ánh sáng mặt trời) để giúp giữ cho xương mạnh mẽ, ngăn ngừa đau khớp. Trường hợp nếu thấy bị đau khớp bởi vì một số chất bổ sung có thể tương tác một số thuốc khiến tình trạng đau khớp tăng thêm thì đến bác sĩ để kiểm tra.

3. Vận động đúng cách, vừa sức

Thời tiết lạnh liên quan đến đau khớp là do ít làm việc, ít vận động dưới trời lạnh. Tập thể dục giúp bôi trơn các khớp xương để ngăn chặn cơn đau. Các chuyên gia về xương khớp đều thống nhất, hoạt động cơ bắp là phương pháp then chốt để phòng ngừa các bệnh ở cơ quan vận động của cơ thể. Đi bộ hằng ngày, đó là sự sống còn. Nhưng để giúp ích được cho sức khỏe, cần tiến hành đi bộ đúng cách: Mỗi tuần 3 lần, mỗi lần 1h là mức thấp nhất.

Trong quá trình đi bộ, do bàn chân tiếp xúc với mặt đất tạo ra những kích thích có tác dụng tăng cường sức sống ở các tế bào xương, khả năng vận động ở các khớp, làm cho cơ bắp mạnh lên, giúp cho cơ thể duy trì thế cân bằng ở mức hoàn hảo.
 

tap the duc o nguoi gia

Ngoài cách đi bộ hằng ngày, bơi lội, đi xe đạp cũng như các môn luyện tập đòi hỏi sự bền bỉ, giúp cho sự duy trì chức năng ở các xương - khớp được tốt.

Ngay cả với những người mắc chứng hư khớp, các bác sĩ cũng khuyến cáo không để những bệnh nhân đó hoàn toàn nghỉ ngơi mà nên khuyến khích họ thực hiện những động tác do các chuyên viên chỉnh hình hướng dẫn, nhằm duy trì các gân, cơ bắp ở trạng thái tốt.

Vận động là cách chữa bệnh tuyệt vời nhất đối với bệnh xương khớp ở người già. Tuy nhiên, do sức khỏe yếu, mùa đông lạnh lại nhiều tà khí nên việc vận động cần được thực hiện tùy theo khả năng sức khỏe của người già.

Tác giả bài viết: Mạc Vi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết