Hỗ trợ trực tuyến Tư vấn Online

(Kỳ 2) 100% mẫu nước mắm trên 45 độ đạm có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng quy định

Theo kết quả khảo sát nước mắm trên toàn quốc do Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, 100% mẫu nước mắm có độ đạm trên 45 chứa thạch tín vượt ngưỡng.
Nước mắm nhiễm thạch tín

Chiều 17/10, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) đã chính thức công bố kết quả Chương trình khảo sát chất lượng 150 mẫu nước mắm đóng chai của 88 nhãn hiệu được sản xuất tại các cơ sở có địa chỉ tại 19 tỉnh, thành và đang bán trên thị trường của 10 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Kết quả cho thấy, 125/150 mẫu nước mắm đều có ít nhất một chỉ tiêu trong 5 chỉ tiêu được khảo sát (bao gồm: Nitơ toàn phần; nitơ axit amin, nitơ ammoniac, Asen và hàm lượng muối) không đạt so với tiêu chuẩn hoặc so với công bố trên nhãn hàng hóa.

100% mau nuoc mam do dam tren 45 co ham luong thach tin vuot nguong quy dinh

Theo quy định QCVN 8-2:2011/BYT, hàm lượng Asen (thạch tín) cho phép có trong sản phẩm nước mắm tối đa là 1,0 mg/L. Tuy nhiên, kết quả thử nghiệm Asen tổng từ cuộc khảo sát toàn diện này lại cho thấy có đến 67% (101/150 mẫu) không đạt quy định của QCVN. Hàm lượng Asen tổng của các mẫu không đạt dao động từ trên 1,0 mg/L đến trên 5mg/L. Đáng chú ý là 87% số mẫu có độ đạm trên 25 và 95,65% số mẫu có độ đạm trên 40 được đánh giá có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng quy định, 100% mẫu khảo sát có độ đạm trên 45 (cụ thể 7/7 mẫu khảo sát độ đạm 45 độ đạm; 2/2 có độ đạm 50 độ; 5/5 mẫu có độ đạm 60) đều có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng gấp 3 đến 4 lần so với quy định.

Bên cạnh sai phạm về nồng độ Asen, trong 150 mẫu được khảo sát, có 51% mẫu có kết quả chỉ tiêu Nitơ toàn phần nhỏ hơn những gì doanh nghiệp công bố trên nhãn hàng hóa; 20% mẫu không đạt chỉ tiêu Nitơ axit amin; 2% mẫu không đạt chỉ tiêu Nitơ ammoniac và 50% mẫu không đạt chỉ tiêu về lượng muối.

Với những số liệu báo động nói trên, Hội Tiêu Chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng yêu cầu các doanh nghiệp phải thông tin chính xác, trung thực cho người tiêu dùng về bản chất của sản phẩm nước mắm như phương pháp chế biến, nguồn gốc, xuất xứ, thành phần, dung lượng và các thành phần khác theo quy định một cách chính xác và trung thực, đảm bảo vệ sinh an toàn cho sản phẩm nước mắm từ nguyên liệu cho đến thành phẩm cuối cùng.

Ngoài ra, người tiêu dùng cần tự trang bị những kiến thức để lựa chọn các sản phẩm phải thỏa mãn hai tiêu chí: Hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao nhưng phải đảm bảo an toàn, vệ sinh.

Theo công bố của cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC), thạch tín là một trong những tác nhân gây ung thư cho con người. Bởi tính chất ngấm dần vào cơ thể từ từ, thạch tín nghiễm nhiên trở thành nguyên nhân vô hình gây ra nhiều bệnh, đặc biệt nguy cơ gây ra ung thư, dẫn đến tử vong. Còn theo các nhà khoa học, thạch tín có thể gây ra tới 19 loại bệnh khác nhau về da, gan, tim mạch.

Nguồn tin: Pháp luật Xã hội

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những bài viết mới hơn

Những bài viết liên quan