Hỗ trợ trực tuyến Tư vấn Online

Bắt quả tang hai cơ sở bơm tạp chất vào tôm để tăng trọng

Hai cơ sở vi phạm tại tỉnh Bạc Liêu đã bơm tạp chất này vào tôm với mục đích làm tăng kích thước và trọng lượng tôm thêm 30%.
Bắt quả tang hai cơ sở bơm tạp chất vào tôm để tăng trọng

Khoảng 15 giờ ngày 10.6, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (C49), Bộ Công an phối hợp Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (C49), Công an tỉnh Bạc Liêu, Thanh tra Bộ NN - PTNT, Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Bạc Liêu tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh ở ấp Bình Hổ, xã Vĩnh Phú Tây, H.Phước Long, tỉnh Bạc Liêu do bà Phạm Thị Mộng (31 tuổi, ngụ tỉnh Bạc Liêu) làm chủ và bắt quả tang 5 nhân viên đang bơm tạp chất arga (thạch rau câu) vào 300 kg tôm sú, tôm thẻ.

Cùng thời điểm, lực lượng phối hợp kiểm tra cơ sở kinh doanh tại ấp Bình Hổ, xã Vĩnh Phú Tây, H.Phước Long, tỉnh Bạc Liêu của ông Lê Văn Bông và cũng bắt quả tang 7 nhân viên bơm tạp chất arga vào 500 kg tôm sú, tôm thẻ. Tại hiện trường, cơ quan chức năng thu giữ hơn 30 kg bột arga…

Bắt quả tang hai cơ sở bơm tạp chất vào tôm1
Thạch rau câu được pha chế để bơm vào tôm
Bắt quả tang hai cơ sở bơm tạp chất vào tôm2
Tôm bơm tạp chất được phát hiện
Bắt quả tang hai cơ sở bơm tạp chất vào tôm3
Cơ quan công an đang lập hồ sơ xử lý Ảnh: C.T.V

Bước đầu, hai hộ này khai nhận, hằng ngày ra chợ mua bột arga với giá 28.000 đồng/kg, sau đó mang về lấy khoảng 300 gram arga đổ nước vào nấu cho ra 40 kg thạch đặc và bơm vào hàng trăm kg tôm nguyên liệu.
Việc bơm tạp chất này với mục đích làm tăng kích thước và trọng lượng tôm thêm 30%.

Trung tá Nguyễn Xuân Thành, Phó trưởng phòng 5 (C49), cho biết: “Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Lãnh đạo Bộ Công an về việc ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào thủy sản gây ảnh hưởng đến sức khỏe, C49 phối hợp với cơ quan chức năng nói trên lên kế hoạch ngăn chặn, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm hành vi này”.
Trung tá Thành khuyến cáo: “Bột arga được các đối tượng pha với nước tạo thành 1 loại dung dịch nhầy để bơm vào thủy sản nhằm tăng trọng lượng, thu lợi bất chính. Nguy hiểm hơn, khi tôm bị bơm tạp chất sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn shigella xâm nhập gây bệnh kiết lỵ, vi khuẩn salmonella gây bệnh thương hàn, nhiễm trùng máu.
"Qua đây C49 khuyến cáo các tổ chức, cá nhân đã và đang thực hiện hành vi bơm tạp chất vào thủy sản hãy ngừng ngay hành vi vi phạm nếu không sẽ bị xử lý nghiêm minh trước pháp luật”, trung tá Thành nói.

Nguồn tin: thanhnien.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết