Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu
Mang thai là một giai đoạn đặc biệt với người phụ nữ. Ăn gì để mẹ bầu khỏe và thai nhi phát triển tốt luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Các nhà khoa học thuộc Vương quốc Anh cho biết, chế độ ăn uống của người mẹ trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng sức khỏe của con như tiểu đường týp 2 và bệnh béo phì
Một số phụ nữ phát hiện mang thai rất sớm, có thể tại tuần thứ 2 hoặc 3 của thai kỳ. Thời gian này phôi thai chỉ dài khoảng 1-2cm nên mẹ không cần bổ sung quá nhiều chất dinh dưỡng. Các món ăn được gợi ý là: Cá chép hấp, canh gà – đậu Hà Lan, canh cá diếc – nấm hương.
Trong kỳ tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu), mẹ bầu có thể cảm thấy mệt mỏi, thậm chí nôn nghén, chán ăn dẫn đến sút cân. Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng bởi thai nhi sẽ hình thành các chi, xương sống, các bộ phận trên mặt và cấu trúc não bộ. Thời kỳ này cần ưu tiên thực phẩm giàu đạm và protein chất lượng cao, dễ hấp thụ như trứng, sữa, cá, đậu, thịt gia cầm. Bên cạnh đó, phải tuyệt đối hạn chế hoặc tránh ‘top nguy hiểm’ gồm 15 nhóm thực phẩm để giảm tối đa rủi ro có thể xảy ra với bé.
Ở 3 tháng giữa và cuối thai kỳ, thức ăn giàu protein, calcium, vitamine như cá, thịt, trứng, các loại đậu, rong biển, canh xương thịt và các loại rau quả tươi là thực sự cần thiết. Đặc biệt, nước lọc và rau xanh là không thể thiếu để phòng nguy cơ táo bón. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều canh nấu bằng hoa quả. Bên cạnh đó, cần tuân theo một số nguyên tắc như: không ăn quá mặn, quá ngọt, gia vị cay, nhiều dầu mỡ, thủy hải sản nhiều thủy ngân.
Một trong những điều đáng lo là mẹ tăng cân nhưng thai nhi lại nhỏ hơn so với tuần tuổi. Để khắc phục, mẹ bầu cần điều chỉnh chế độ ăn uống của mình. BS. Nguyễn Mai Hương-Khoa Nhi-Vụ sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em - Bộ Y tế có những lời khuyên về trường hợp này
Sữa bầu cũng rất cần thiết trong cả thai kỳ, đặc biệt là đối với bà bầu khó ăn do ốm nghén. Tuy nhiên, theo chuyên gia tư vấn Kim Mai, không phải ai cũng cần uống sữa bầu. Nếu cơ thể đã đầy đủ dưỡng chất và chế độ ăn khoa học thì sữa bầu không còn quá quan trọng
Một số phụ nữ phát hiện mang thai rất sớm, có thể tại tuần thứ 2 hoặc 3 của thai kỳ. Thời gian này phôi thai chỉ dài khoảng 1-2cm nên mẹ không cần bổ sung quá nhiều chất dinh dưỡng. Các món ăn được gợi ý là: Cá chép hấp, canh gà – đậu Hà Lan, canh cá diếc – nấm hương.
Trong kỳ tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu), mẹ bầu có thể cảm thấy mệt mỏi, thậm chí nôn nghén, chán ăn dẫn đến sút cân. Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng bởi thai nhi sẽ hình thành các chi, xương sống, các bộ phận trên mặt và cấu trúc não bộ. Thời kỳ này cần ưu tiên thực phẩm giàu đạm và protein chất lượng cao, dễ hấp thụ như trứng, sữa, cá, đậu, thịt gia cầm. Bên cạnh đó, phải tuyệt đối hạn chế hoặc tránh ‘top nguy hiểm’ gồm 15 nhóm thực phẩm để giảm tối đa rủi ro có thể xảy ra với bé.
Ở 3 tháng giữa và cuối thai kỳ, thức ăn giàu protein, calcium, vitamine như cá, thịt, trứng, các loại đậu, rong biển, canh xương thịt và các loại rau quả tươi là thực sự cần thiết. Đặc biệt, nước lọc và rau xanh là không thể thiếu để phòng nguy cơ táo bón. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều canh nấu bằng hoa quả. Bên cạnh đó, cần tuân theo một số nguyên tắc như: không ăn quá mặn, quá ngọt, gia vị cay, nhiều dầu mỡ, thủy hải sản nhiều thủy ngân.
Một trong những điều đáng lo là mẹ tăng cân nhưng thai nhi lại nhỏ hơn so với tuần tuổi. Để khắc phục, mẹ bầu cần điều chỉnh chế độ ăn uống của mình. BS. Nguyễn Mai Hương-Khoa Nhi-Vụ sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em - Bộ Y tế có những lời khuyên về trường hợp này
Sữa bầu cũng rất cần thiết trong cả thai kỳ, đặc biệt là đối với bà bầu khó ăn do ốm nghén. Tuy nhiên, theo chuyên gia tư vấn Kim Mai, không phải ai cũng cần uống sữa bầu. Nếu cơ thể đã đầy đủ dưỡng chất và chế độ ăn khoa học thì sữa bầu không còn quá quan trọng
Nguồn tin: songkhoe.vn
Những bài viết mới hơn
Những bài viết liên quan