Hỗ trợ trực tuyến Tư vấn Online

Bé có thể uống gì

Nhiều cha mẹ băn khoăn trong việc bổ sung nước cho bé. Khi nào nên giới thiệu nước ép trái cây cho trẻ nhỏ không? Khi nào nên giới thiệu? Lượng bao nhiêu để không ảnh hưởng đến tăng trưởng và sâu răng của trẻ? Cũng có những câu hỏi tương tự trên các loại sữa khác nhau như sữa sô-cô-la, sữa hương dâu hoặc sữa chua dạng ăn hương trái cây, sô-cô-la...
bé có thể uống gì

 


NHU CẦU LƯỢNG NƯỚC TRONG NGÀY

Trẻ từ 0-hết 5 tháng tuổi: 
Bé bú mẹ hoàn toàn thì không cần bổ sung thêm nước, dù thời tiết có nóng bức vì trẻ đã cung cấp đủ 700ml dung dịch điện giải/ngày
Bé bú mẹ không hoàn toàn hoặc sữa công thức: Có thể bổ sung nước trong 3 trường hợp: thời tiết nóng, bị sốt hoặc táo bón. Giới hạn lượng nước < 60-80ml/ngày nếu trẻ bú trên 600ml sữa.

Trẻ từ 6 -hết 11 tháng tuổi: Giai đoạn này trẻ bắt đầu ăn dặm, lượng nước có thể gia tăng từ thức ăn. Trung bình bé cần 800ml dung dịch điện giải trong ngày, điều này gồm sữa, các loại nước khác từ thực phẩm (như canh súp, nước ép trái cây [<100ml]) và nước. Do đó, nước có thể là một phần bổ sung thêm vào nếu trẻ không đủ 800ml trong ngày

Lượng nước bổ sung cho trẻ từ 1-8 tuổi có thể được ước lượng theo trong hình đính kèm.


NƯỚC ÉP TRÁI CÂY

Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ có hướng dẫn về cách giới thiệu nước ép trái cây cho trẻ với những điểm sau:
*Nước ép trái cây không nên giới thiệu cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Trừ những trường hợp đặc biệt như bé bị táo bón thì có thể bổ sung các nước ép trái cây có tính chất nhuận tràng như cam/táo ở dạng pha loãng, nhưng giới hạn lượng dùng không quá 25ml/ngày. Tuần không quá 4 ngày.
*Trẻ từ 6 tháng - 1 tuổi, giới thiệu hạn chế, pha loãng tỉ lệ 1:1. Ngày không quá 100ml. Tuần không quá 4 ngày. Thời điểm thuận lợi là khi trẻ 9-10 tháng tuổi vì khi đó trẻ có thể học cách uống bằng ly/cốc 2 quai. Do đó, việc cho trẻ uống nước ép trong ly cốc là được khuyên, không nên cho uống trong bình.
*Trẻ từ 1-6 tuổi thì hạn chế khoảng 120-180ml/ngày. Trẻ uống quá nhiều sẽ giảm lượng ăn và mất khẩu vị.
*Nước ép không nên cho trẻ uống trước khi đi ngủ, chỉ nên uống vào ban ngày vì nước ép có chứa đường dễ gây sâu răng ở trẻ nhỏ
*Trẻ nên được khuyến khích cho ăn trái cây tươi sẽ tốt hơn là dùng nước ép vì trẻ sẽ lấy được nhiều chất dinh dưỡng hơn, hơn nữa quản lý được lượng ăn.
*Nước ép không dùng để thay thế dung dịch điện giải bù nước khi trẻ bị tiêu chảy. Nhưng sữa mẹ thì có thể.Tuy nhiên, nếu xuất hiện những triệu chứng mất nước và điện giải quan trọng thì nên tư vấn chuyên gia.


CÁC LOẠI SỮA TƯƠI CÓ HƯƠNG (SÔ-CÔ-LA, DÂU,..) HOẶC CÁC LOẠI SỮA CHUA CÓ HƯƠNG.

Trẻ có thể được giới thiệu các loại sữa tươi, sữa chua có hương này khi trẻ qua 1 tuổi. Tuy nhiên, có vài điều cha mẹ nên hiểu rõ:
Sữa hương sô-cô-la và dâu thì sẽ đi cùng với thành phần chứa đường (sugar), so với sữa hương vani bình thường. Trẻ trên 1 tuổi có thể dùng thực phẩm có đường, nhưng nên hạn chế trong giới hạn cho phép (Đọc bài về bổ sung gia vị váo thức ăn của tôi). Do đó, giới thiệu các loại có hương này như 1 vài dịp đổi khẩu vị cho trẻ trong tuần, hoặc thử nếu trẻ có vẻ không còn hứng thú với sữa tươi hương vani. 
Mặc dù sữa chua trắng/không mùi/không vị/không trái cây có thể giới thiệu khi trẻ 7-8 tháng tuổi, nhưng sữa chua hương các loại chỉ nên giới thiệu sau 1 tuổi vì trẻ cần thời gian học hỏi mùi vị. 
Một điều cha mẹ nên chú ý nữa là chọn sản phẩm có thành phần tự nhiên sẽ tốt hơn. Như vậy, thay vì sữa chua trái cây, cha mẹ có thể mua sữa chua trắng/không mùi/không vị và trộn với 1-2 muỗng trái cây dằm nát để đổi vị cho trẻ, món sữa chua tự làm này có thể giới thiệu từ 7-8 tháng tuổi bình thường, chỉ cần sau khi đã giới thiệu sữa chua trắng là được.

Tác giả bài viết: Dr Anh Nguyen

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết