Hỗ trợ trực tuyến Tư vấn Online

Nguyên nhân và cách xử lý nôn trớ ở trẻ

Nôn trớ là triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ. Trong giai đoạn này, hệ thống tiêu hóa của trẻ còn non nớt và yếu ớt, các van trong van dạ dày hoạt động chưa đồng bộ.
Nguyên nhân và cách xử lý nôn trớ ở trẻ

Nôn trớ là trường hợp các chất đựng trong dạ dày (có thể là thức ăn, dịch dạ dày, dịch mật, máu…) bị tống ra ngoài theo đường miệng. Nôn trớ là triệu chứng rất hay gặp ở trẻ em. Trẻ càng nhỏ nôn trớ càng nhiều. Người ta nhận thấy có tới 20% - 50% trẻ sơ sinh bị nôn trớ sau ăn và thường tự khỏi khi trẻ được 6-12 tháng tuổi.
 
Nôn trớ còn là một triệu chứng rất hay gặp trong nhiều bệnh khác nhau ở trẻ nhỏ. Khi trẻ bị nôn trớ sẽ dẫn đến tình trạng rối loại nước và điện giải, có khi nguy hiểm đến tính mạng hoặc suy dinh dưỡng… do đó cần phải đưa trẻ đến khám tại các cơ sở ý tế để có chẩn đoán xác định và can thiệp kịp thời. Trong tất cả trường hợp, điều trị phối hợp bằng dinh dưỡng cho trẻ là cần thiết và bắt buộc.

 

Nguyên nhân gây nôn trớ:


1.    Nôn trớ liên quan đến dinh dưỡng

-    Không dung nạp được đường fructose, galactose
-    Ngộ độc thức ăn
-    Dị ứng thức ăn
-    Ép trẻ gây cảm giác sợ ăn nên ăn có phản xạ nôn
-    Mùi thức ăn, loại thức ăn không thích hợp với trẻ
-    Ăn quá no
-    Cho trẻ ăn nhiều thức ăn gây đầy hơi, trướng bụng
-    Kỹ thuật đưa thức ăn vào miệng trẻ: tư thế cho ăn, cách cho ăn, trẻ sơ sinh nằm ăn, khi bú bình nuốt nhiều hơi vào dạ dày

 

2.    Nôn trớ là triệu chứng của các bệnh: 

-    Bệnh đường tiêu hóa: Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản; Tắc ruột; Hẹn phì
đại môn vị; Lồng ruột; Viêm ruột; Tiêu chảy cấp; Dị tật bẩm sinh ống tiêu hóa; Rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn co bóp của dạ dày, ruột.
-    Bệnh nhiễm khuẩn tại chỗ hoặc toàn thân: Nhiễm khuẩn tiết niệu; Nhiễm khuẩn tai mũi họng; Nhiễm khuẩn huyết; Viêm não màng não; Xuất huyết não; Tăng áp lực nội sọ; Viêm tụy; viêm gan; viêm phổi; rối loạn nước và điện giải; Rối loạn chuyển hóa.

Cách xử lý: 

 

1.    Nôn trớ liên quan đến dinh dưỡng:

-    Tạo cảm hứng cho trẻ khi ăn: làm cho trẻ thoải mái, vui vẻ khi nhìn thấy thức ăn. Ví dụ: ăn thi với bạn, với gia đình, chơi với thức ăn, cho búp bê ăn…
-    Không nhồi nhét, ép trẻ ăn làm trẻ sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn.
-    Nếu do thức ăn không hợp khẩu vị cần thay đổi thức ăn cho trẻ.
-    Khi cho trẻ ăn thức ăn mới cần tập cho trẻ thích nghi bằng cách cho ăn từ ít đến nhiều, dần dần  trộn lẫn thức ăn trẻ yêu thích.
-    Khi đưa thức ăn vào miệng trẻ trách để dụng cụ cho ăn lâu trong miệng trẻ hoặc kích thích vào răng hay họng của trẻ gây phản xạ nôn.
-    Khi cho bú bình cần nghiêng chai  sữa 450 cho sữa ngập hết cổ bình
-    Không cho trẻ ngậm hết vú giả
-    Khi trẻ ăn xong cần đặt trẻ ở tư thế đầu cao hơn thân khoảng 15-20 phút sau đó mới đặt nằm
-    Do rối loạn chuyển hóa: không dung nạp fructose, galactose hoặc do dị ứng thức ăn cần xác định rõ nguyên nhân và tránh không cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa các thành phần đó.

 

be non tro


 

2.    Nôn trớ là triệu chứng của các bệnh đường tiêu hóa

- Do tiêu chảy cấp, viêm ruột: cần cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu, ít xơ sợi, không sử dụng thực phẩm gây đầy hơi, trướng bụng, chế biến dạng lỏng, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Do ngộ độc thức ăn: không cho trẻ tiếp tục ăn loại thức ăn đã gây ngộ độc, không được dùng thuốc chống nôn mà cần để cho trẻ nôn hết thức ăn nghi gây bệnh, cho trẻ ăn tiếp loại thức ăn lỏng dễ tiêu hóa, và cần chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Nôn do trào ngược dạ dày thực quản: cần cho trẻ ăn thức ăn đặc hơn, dễ tiêu, chia nhiều bữa trong ngày, tránh cho trẻ nằm ăn, cần bế vác trẻ sau khi ăn (để tư thế thẳng đứng), tránh tì ép vào vùng dạ dày
- Nôn hẹp do môn vị: cần cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, chia nhiều lần trong ngày

 

3. Các nguyên nhân khác: 

- Cần cho trẻ ăn chế độ ăn giống như tiêu chảy cấp: thức ăn dễ tiêu, ít xơ sợi, không sử dụng thực phẩm gây đầy hơi, trướng bụng, chế biến dạng lỏng, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Không cho trẻ mặc quần áo bó sát người, không quấn rốn hay quấn tả quá chặt.

Tóm lại, Nôn trớ là một bệnh khá phổ biến với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ đừng quá lo lắng mà hãy cẩn thận theo dõi tình trạng và biểu hiện tâm lý của con để có những phương pháp đúng đắn kịp thời, giúp trẻ luôn khỏe mạnh và phát triển cân đối.

 

Tác giả bài viết: Xanh Hoa

Nguồn tin: Hội dinh dưỡng Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết