Hỗ trợ trực tuyến Tư vấn Online

Khi trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ sữa

Ở trẻ sơ sinh, trường hợp trẻ bị nôn trớ sau ăn chiếm tỷ lệ từ 20-50% và thường tự khỏi khi bé đã đặt tầm 6 – 12 tháng tuổi. Nôn trớ còn hay gặp trong một vài trường hợp khác nhau của trẻ nhỏ.
Khi trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ sữa

Nôn trớ làm rối loạn chất điện giải và nước, gây tổn hại đến sức khỏe trẻ, vì vậy, nếu hiện tượng này xảy ra nhiều và thường xuyên ba mẹ cần cho trẻ đi khám, tìm nguyên nhân và được xử trí kịp thời.

Do dạ dày của trẻ sơ sinh nằm ngang nên rất dễ bị nôn và trớ sữa. Đây là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường của trẻ nhỏ dưới 6 tháng. Trẻ thường nôn sau khi bú sữa mẹ do đó để hạn chế, các mẹ nên bế vác trẻ sau khi bú khoảng 15 phút. Sau đây các bác sĩ sẽ hướng dẫn các mẹ cách chăm sóc trẻ bị nôn trớ đúng cách.

tre bi non dau bung 2

Hạn chế tình trạng trớ sữa ở trẻ sơ sinh

Hỏi:

Chào bác sĩ, con tôi đã được 8 tháng tuổi. Bắt đầu được 3 tháng tuổi cháu ăn và ty sữa rất hay bị nôn trớ, mà hay bị nôn trớ sữa lên mũi nên cháu rất hay bị ngạt mũi, tiếng thở khò khè.

Con tôi còn lười ăn nữa.

Rất mong được bác sĩ tư vấn khi cháu ăn hay bị nôn trớ như vậy có cách nào làm đỡ không ạ. Và mỗi lần như vậy thì nên cho trẻ uống thuốc gì? (Hương Linh)

Bác sĩ nhi khoa tư vấn:

Trẻ bị trớ ngay sau khi ăn có thể do hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, bé hay bị ho kéo dài, có thể chế độ dinh dưỡng của bé chưa được ba mẹ trú trọng. Có một vài cách khắc phục như sau:

Không nên ép trẻ ăn. Chia thức ăn ra nhiều bữa nhỏ trong ngày để đảm bảo đủ dinh dưỡng cần thiết. Thời gian tối thiểu giữa hai lần bú là 2h, tối đa là 4-5h (tùy thuộc vào khả năng ăn cũng như khả năng hấp thụ của mỗi bé). Ăn nhiều bữa, mỗi bữa ăn ít cũng là phương pháp chống nôn trớ hiệu quả, tuy nhiên cách này sẽ khá vất vả cho người chăm bé.

Đối với bé bú mẹ: Nên cho bú bên trái trước (bé mới bú nên lượng sữa trong dạ dày còn ít, có thể nằm nghiêng bên phải). Sau đó, chuyển bé sang bên phải (lúc này dạ dày bé đã nhiều sữa, cần nằm nghiêng trái). Như vậy, sữa sẽ dễ dàng tuần hoàn mà không gây trào ngược.

Không nên cho bé bú quá lâu, trung bình 10 phút cho vú thứ nhất và 20 phút cho vú thứ hai. Bú lâu bé cũng sẽ bị mệt.

Có thể cho cháu uống thêm kẽm, tuy nhiên bạn nên thăm khám bác sĩ trước nếu muốn cho con mình dùng thuốc, vì thiếu kẽm cũng là nguyên nhân nôn trớ và biếng ăn của trẻ.

Nên tập cho trẻ em biết ăn hoa quả để cung cấp vitamin và khoáng chất cho trẻ. Có thể xay các loại hoa quả ngọt như na, nhãn, xoài, chuối… trộn vào sữa chua cho trẻ ăn.

tre bi non tro khi an 3

 

Bé 8 tháng tuổi vẫn bị nôn trớ nhiều, nguyên nhân do đâu?

Hỏi: 

Chào bác sĩ, bé trai nhà tôi đã 8 tháng tuổi rồi nhưng chỉ nặng 7,5kg. Cháu ăn rất ít, mỗi lần uống sữa chỉ được 60ml mà đôi lúc còn nôn, trớ ra hết, sữa bị lên cả mũi. Tôi đã đưa đi bác sĩ nhi nhưng vẫn không tìm ra nguyên nhân. Bác sĩ có cho uống thuốc chống nôn trước khi ăn nhưng vẫn không có kết quả tốt.

Mong bác sĩ tư vấn tôi nên làm thế nào để tình hình của con tôi được cải thiện. Xin cảm ơn bác sĩ! (Vân Nguyễn)

Trả lời của bác sĩ nhi khoa:

Con bạn hiện có cân nặng khá thấp so với chuẩn (8 tháng tuổi với bé trai trung bình sẽ nặng 8,6kg, cao 70,6cm ), như vậy có thể nói bé hiện có tình trạng đe dọa suy dinh dưỡng gầy mòn so với tuổi.

Việc nôn trớ, ăn uống khó khăn đã khiến bé chậm tăng cân so với tuổi. Do không trực tiếp thăm khám cho bé cũng như không rõ diễn biến bệnh của bé ra sao, nên chúng tôi cũng không đưa ra được chẩn đoán xác định. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng này, hơn nữa mặc dù được dùng thuốc theo đơn nhưng bệnh chưa thuyên giảm, biện pháp tốt nhất là bạn nên đưa bé khám lại bác sĩ để tìm nguyên nhân sâu hơn và chỉ định hướng điều trị tiếp theo.

Việc bổ sung không đầy đủ, cân đối và phù hợp chất dinh dưỡng với lứa tuổi (ăn dặm quá sớm, ăn nhiều, ăn nhanh…) là một trong những nguyên nhân gây nôn trớ. Song song với việc điều trị theo đơn bạn nên điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp với lứa tuổi. Bạn lưu ý trong thời gian này nên thay đổi da dạng món ăn cho bé, không nên cho bé ăn nhanh, ăn nhiều một bữa, không nên ép bé ăn, các bữa ăn của bé nên tập trung, thời gian ăn không kéo dài qua 30 phút/bữa. Ăn lâu quá cũng sẽ làm cho bé mệt mỏi, cảm giác chán ăn, khóc, quấy phá…

tre bi non tro khi an 1

Tổng hợp lời khuyên từ các mẹ dành cho bé hay bị nôn trớ sữa:

  • Cho trẻ bú không quá no, mình chịu khó cho bú nhiều lần hơn một chút.

  • Bé bú xong bạn có thể ẵm bé dựa vào lưng mẹ (vì bé còn nhỏ) cho bé ợ hơi, bé còn nhỏ hơi khó, mẹ cố gắng nhé, bé lớn hơn cho bé ngồi dậy dễ ợ hơi (nhớ lót miếng khăn trên vai, có khi bé ợ ra ít sữa nhé)

  • Sau khi bé bị trớ, bạn đút ít nước tráng miệng cho bé, một vài thìa nhỏ thôi là được rồi.

  • Trường hợp bé ói nhiều, nhớ vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý. Như vậy sẽ bảo vệ được hệ hô hấp của bé được sạch sẽ.

  • Theo mình nhé, bạn cứ theo dõi bé nhà bạn hàng ngày, nếu bé ăn mà phun nhiều quá thì bạn hãy cho đi bác sĩ. Trước đây mình chả đi bác sĩ, cứ ói rồi lại hì hục cho ăn lại, rồi lại ói, rồi lại ăn lại… nhưng rồi bé cũng điều chỉnh hay sao ấy, từ từ bớt dần. Nhưng 1 ngày cũng chỉ ọc tối đa 2-3 lần thôi. Nếu bé bạn ói nhiều thì bạn hãy cho đi bác sĩ vì mình nghe nói bé sơ sinh cái dạ dày nằm ngang nên chưa diều chỉnh thức ăn, mình không chăm sóc đúng thì sẽ dễ ói hơn nữa, từ từ bé sẽ bình thường lại, các mẹ đừng lo lắng quá nha.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết