Cha mẹ cần phải biết tính lượng đạm cho bé mỗi ngày
Thiếu hụt chất đạm, ngoài ảnh hưởng đến hệ cơ, mà ảnh hưởng đến miễn dịch, trẻ cũng hay bệnh.
Nhu cầu trẻ từ 7 tháng tuổi cần 1.1 gram/kg/ngày.
Trong 20-30g thịt tươi:
- CÁ: 4-5g chất đạm
- THỊT HEO:4-6g chất đạm
- THỊT BÒ: 4-6g chất đạm
- THỊT GÀ: 5-7g chất đạm
- THỊT THỎ: 4-6g chất đạm
Chất đạm cũng có trong sữa các loại, đọc thành phần trên vỏ hộp.
TÍNH HÀM LƯỢNG CHẤT XƠ TRONG CHẾ ĐỘ ĂN CỦA BÉ
Chất xơ có vai trò trong việc hỗ trợ tiêu hóa, giảm các hiện tượng táo bón. Nhưng, quá nhiều chất xơ có thể ảnh hưởng đến lượng ăn mỗi ngày của bé. Bổ sung đủ là điều được khuyên.
Trẻ từ 1 tuổi:
Nhu cầu chất sơ hằng ngày = 5 gram + [số tuổi bé]
VD: bé 4 tuổi, thì bé cần 5 + 4 = 9 gram chất sơ/ngày
Đối với bé bị táo bón thì cần = 10 gram + [số tuổi]
VD: bé 4 tuổi bị táo bón cần: 10 + 4 = 14 gram chất sơ/ngày
Chất sơ có chủ yếu trong rau và củ.
TÍNH LƯỢNG NƯỚC BỔ SUNG MỖI NGÀY
Bé có nhiều trao đổi chất và cần đủ lượng dung dịch điện giải mỗi ngày. Dung dịch điện giải gồm sữa mẹ, sữa các loại, nước đun sôi để nguội, nước bên trong thực phẩm, nước uống khác các loại
Trẻ 7-12 tháng tuổi cần 800mL/ngày, Trẻ 1-3 tuổi cần 1000mL/ngày
Sự ưu tiên giảm dần:
Sữa > Nước từ thực phẩm > nước đun sôi để nguội > nước uống khác (sinh tố, nước ép...)
Trẻ nên hạn chế uống các thức uống có đường (kể cả nước ép từ trái cây ngọt, tốt nhất là ăn trái cây) vì sẽ ảnh hưởng đến răng của bé.
Bù nước tốt nhất là nên đến từ nước lọc đun sôi để nguội. Sau 10 tháng tuổi, nên dành tập bé bỏ bú bình, chuyển dần sang thói quen uống bằng cốc (ly) 2 quai hoặc bằng ống hút. Điều này sẽ giảm sâu răng ở các bé nhỏ.
Các loại nước ngọt có ga hay không có ga đều không khuyến khích cho bé dưới 3 tuổi.
Tác giả bài viết: Dr Anh Nguyen
Những bài viết mới hơn
Những bài viết liên quan