Hỗ trợ trực tuyến Tư vấn Online

Hơn 700 vụ vi phạm ATTP trong 7 tháng, người dân hoang mang lo lắng

Từ đầu năm đến nay, Chi cục Quản lý thị trường đã kiểm tra, xử lý hơn 700 vụ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) thu phạt và nộp ngân sách hàng tỷ đồng.
Hơn 700 vụ vi phạm ATTP trong 7 tháng, người dân hoang mang lo lắng
 

Mới đây, đội quản lý thị trường cùng Phòng Cảnh sát môi trường Công an TP.Hà Nội đã kiểm tra cơ sở chế biến thực phẩm ở xã Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì). Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện số lượng chân, tai bò không có hóa đơn. Chủ cơ sở cũng không xuất trình được giấy phép kinh doanh nên đã lập biên bản xử lý theo quy định. Đồng thời, tiêu hủy toàn bộ số sản phẩm trên.

thuc_pham_ban
7 tháng đầu năm, Hà Nội đã phát hiện hơn 700 trường hợp vi phạm VSATTP (ảnh minh họa) 
 

Vụ việc đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về chất lượng thực phẩm và đạo đức của người kinh doanh, sản xuất thực phẩm. Nhiều người dân Hà Nội tỏ ra hoang mang không biết nên mua gì mỗi khi đi chợ. Nhiều gia đình có điều kiện chọn mua hàng tại các đại lý, siêu thị lớn, có uy tín, trong khi đại đa số dân chúng vẫn phải mua thực phẩm tại các chợ, hàng rong chưa đảm bảo VSATTP.

Mặc dù thời gian qua, Hà Nội đã quyết liệt trong công tác kiểm soát chất lượng thực phẩm, thế nhưng trên địa bàn vẫn còn hiện tượng các đơn vị kinh doanh tự công bố chất lượng thực phẩm. Trong khi lực lượng quản lý thị trường chỉ kiểm tra khi có dấu hiệu sai phạm.

Trong đó, các sai phạm được phát hiện chủ yếu là không có giấy phép kinh doanh; kinh doanh rượu không rõ nguồn gốc; không đảm bảo quy định an toàn thực phẩm trong chế biến và tiêu dùng.

Theo ông Trần Việt Hùng (Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội), trên thực tế khi đi kiểm tra VSATTP thì hầu hết các cơ sở kinh doanh dù lớn hay nhỏ đều có sai phạm. Vì vậy, muốn kiểm soát, ngăn chặn và đẩy lùi được tình trạng sản xuất, kinh doanh thực phẩm “bẩn” cần có sự vào cuộc của chính quyền địa phương sở tại.

Theo đó, cùng với việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, quản lý các cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm, Sở Công thương Hà Nội cho rằng UBND phường, xã cần nắm rõ "lý lịch" của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn để nếu xảy ra sai phạm có thể dễ dàng truy nguồn gốc và trách nhiệm.

Tác giả bài viết: Quang Linh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết