Hỗ trợ trực tuyến Tư vấn Online

Biếng ăn - Thấp còi - Vòng luẩn quẩn khi nuôi con

Thấp còi ở trẻ nhỏ là một hiện tượng phổ biến tại VN, đặc biệt trong giai đoạn phát triển nhanh trước 5 tuổi (chiếm gần 25%, theo Viện Dinh Dưỡng Việt Nam 2015).
biếng ăn thấp còi

Nếu chúng ta nhìn vào tốc độ tăng trưởng từ 0 – 5 tuổi, so sánh với giai đoạn sau đậy thì thì tỷ lệ tăng trưởng ổn định trước 5 tuổi quyết định sự phát triển bền vững cho các giai đoạn phát triển sau này của trẻ. Thấp còi thường là hậu quả của nhiều yếu tố, trong đó việc trẻ biếng ăn và bệnh tật trước 5 tuổi là một trong những yếu tố hàng đầu gây nên sự mất cân bằng dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.


VÒNG LUẨN QUẨN KHÔNG LỐI THOÁT!

Vòng tròn bắt đầu với:
 

BIẾNG ĂN

Việc biếng ăn dẫn đến sự ăn uống ít đa dạng thực phẩm, dẫn đến sự thiếu hụt năng lượng, chất đa lượng và thậm chí chất vi lượng như kẽm, sắt, vitamin nhóm B và vitamin A.
Biếng ăn cũng làm cha mẹ rơi vào ma trận của xúc cảm, cảm thấy lo lắng, nặng nề, lúng túng tìm đủ mọi cách cho bé ăn từ việc dụ dỗ bằng đồ chơi, điện thoại, đến việc dọa nạt và ép bé ăn. Hậu quả, bé ăn vô thức, không nhận biết về mùi vị thức ăn, dẫn đến biếng ăn lại càng nghiêm trọng hơn.


BỆNH

Biếng ăn và ăn uống không đa dạng đồng nghĩa với việc giảm hấp thu những chất vi lượng cần thiết cho hoạt động miễn dịch như kẽm, vitamin A, vitamin C và vitamin nhóm B. Biếng ăn cũng sẽ làm trẻ không lấy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng như protein (chất đạm) – vai trò quan trọng trong việc làm nguyên liệu cho các “chiến binh tuần vệ” là các kháng thể hay các tế bào miễn dịch.
Trước 5 tuổi, cái gì bé cũng phải học hỏi và được tôi luyện. Hệ miễn dịch cũng vậy. Tuy nhiên việc thiếu các vi lượng và đa lượng đồng nghĩa với việc thiếu “vũ khí và Lính” để đi đánh trận. Hậu quả dẫn đến bé dễ bị viêm nhiễm từ bệnh cảm, viêm tiểu phế quản đến những bệnh viêm nhiễm phức tạp hơn.

biếng ăn thấp còi


ĐIỀU GÌ ĐẾN SẼ ĐẾN!

Bệnh dẫn đến mất vị giác, mệt mỏi làm trẻ lại càng biếng ăn hơn. Nếu trong lúc bệnh hoặc giai đoạn chuyển tiếp giữa bệnh và hết bệnh, trẻ không được phục hồi những chất dinh dưỡng cần thiết thì sự thiếu hụt lại trở nên chất chồng. Đơn giản vì biếng ăn lại làm trẻ tiếp tục giảm lấy lượng thức ăn trẻ cần để phục hồi và duy trì. Cứ như vậy làm bé giảm năng lượng hấp thụ và mất cân bằng dinh dưỡng. THẤP CÒI là đầu cuối của vòng luẩn quẩn.


SỰ CAN THIỆP CỦA KHOA HỌC DINH DƯỠNG

Buối hội nghị khoa học nêu lên những vấn đề và giải pháp để giúp cha mẹ Viêt Nam nhận ra những hướng dẫn chăm sóc các bé biếng ăn tốt hơn.


GIẢM STRESS

Đa phần cha mẹ chưa rõ về sự tăng trưởng ở trẻ, không rõ về nhu cầu năng lượng, không hiểu đánh giá như thế nào là một đứa trẻ đang phát triển bình thường, đang biếng ăn hay đang chậm tăng trưởng. Một báo cáo của Viện dinh dưỡng quốc gia Singapore chỉ rõ: Nhiều cha mẹ xem chỉ số 50th trong bách phân vị ở biều đồ tăng trưởng WHO là chỉ số “chuẩn” để đạt được. Suy nghĩ này là chưa đúng vì các bé nằm từ 3rd – 97th đều ở mức bình thường.

Cha mẹ nên dành thời gian tìm hiểu về dinh dưỡng, tăng trưởng và tư vấn với chuyên gia về những lo lắng không có cơ sở khoa học và nhờ họ chỉ rõ những yếu tố nguy cơ. Điều này sẽ giúp bậc phụ huynh giảm áp lực, tránh mất sai lầm trong hành trình nuôi con lớn khôn.


GIỚI THIỆU DINH DƯỠNG ĐA DẠNG

Song song với việc giảm stress và làm rõ các khái niệm hay hiểu lầm, cha mẹ kiên nhẫn thay đổi chế ăn cho bé, thay đổi cách chế biến, hiểu rõ nhu cầu năng lượng, cấu trúc thức ăn và tôn trọng lượng ăn của trẻ.
Đa phần cha mẹ gặp con biếng ăn thường than phiền: Trẻ chỉ ăn 1 vài loại thức ăn nhất định (Ví dụ chỉ ăn trứng, không chịu ăn thịt, rau). Do đó, cha mẹ thường chỉ cho bé ăn món bé thích. Thực tế, công trình nghiên cứu của Gs. Forestell C.A. et al. ở Viện Nhi khoa Monell, Mỹ đăng tải trên tập san chính thức của Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ (Pediatrics) đã tiết lộ bí mật cho các bà mẹ nuôi con: “bé sẽ có thể ăn các món khác nếu sự lập lại việc giới thiệu món đó cho bé ăn lên đến 10 lần, nhưng cha mẹ thường bỏ cuộc sau 5 lần thử.” Cho trẻ ăn uống đa dạng sẽ giúp trẻ lấy được dinh dưỡng đầy đủ.

dinh dưỡng đa dạng
Dinh dưỡng cần đa dạng

Đảm bảo giáo dục cha mẹ hiểu rõ hơn về đa dạng hóa bữa ăn cho trẻ để duy trì đủ năng lượng, chất vi lượng và đa lượng là mục tiêu hàng đầu trong việc hỗ trợ các bé đang gặp trở ngại trong tăng trưởng do biếng ăn hay bệnh tật. Một công trình nghiên cứu gần đây của TS. Diệu Huỳnh cùng cộng sự tại Singapore và Mỹ, được đăng tải trên tập san Khoa Học Dinh Dưỡng của Châu Âu JNS (J of Nutritional Science) đã cho thấy tầm quan trọng việc bổ sung dinh dưỡng bằng đường uống kết hợp với việc tư vấn dinh dưỡng hợp lý cho phụ huynh trong việc phục hồi và duy trì tăng trưởng khỏe mạnh cho các bé đang gặp vấn đề về tăng trưởng. Nghiên cứu của TS.Huỳnh đánh giá trên 200 bé có độ tuổi 3 - 4 tuổi đang gặp khó khăn về tăng trưởng; Ts. Huỳnh đã kết hợp giữa tư vấn dinh dưỡng dựa trên hành vi ăn uống của các bé,cùng với bổ sung 450ml sữa dinh dưỡng Pediasure®/ngày; kết quả của nghiên cứu cho thấy các bé có sự bắt kịp nhịp tăng trưởng về năng lượng, cân nặng và chiều cao sau 9 tuần, đặc biệt những nhóm chất dinh dưỡng quan trọng cũng phục hồi và số ngày bị bệnh của các bé cũng giảm so với thời điểm ban đầu. Nghiên cứu cũng được đăng tải trên tạp san Human Nutrition & Dietetics (The British Dietetic Association) của Anh Quốc. Có thể thấy, kết quả nghiên cứu lâm sàng của Ts.Huỳnh đang mở ra những hứa hẹn tích cực cho việc cải thiện tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng ở các bé nhỏ chậm tăng trưởng, bằng việc trang bị kiến thức dinh dưỡng đầy đủ của cha mẹ, bên cạnh bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và cân đối đúng thời điểm để trẻ kịp thời bắt lại nhịp tăng trưởng. 

Tác giả bài viết: Dr Anh Nguyen

Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết