Hỗ trợ trực tuyến Tư vấn Online

Happy mother happy child: Đối mặt áp lực từ gia đình

Nuôi dạy trẻ khỏe mạnh và thông minh là một việc làm đầy thử thách cho các bậc cha mẹ, đặc biệt khi công việc chăm sóc là lần đầu tiên. Trong suốt hành trình cùng con lớn khôn, sẽ không ít lần cha mẹ phải đối mặt với nhiều áp lực từ gia đình hoặc phải xung đột đấu tranh với những thành viên khác trong gia đình.
Happy mother happy child: Đối mặt áp lực từ gia đình

Bài viết này của tôi đồng chia sẽ với các bậc cha mẹ đã và đang chịu nhiều áp lực từ việc nuôi con với những hướng gợi mở để mẹ vui con khỏe trong cuộc hành trình cùng con lớn khôn.

Hiểu và ngẫm

Một người mẹ bị áp lực, đứa con sẽ ra sao

Khi trò chuyện với GS. J.E. Lansford, ĐH Duke, Mỹ, GS hỏi tôi: Thế anh nghĩ gì về trẻ con? Tôi trả lời rằng: "Kì diệu như một miếng bông thấm". GS cười bảo tôi: "Thế là anh có thể làm cha". GS là mẹ của 3 người con, tất cả đứa con của bà đều đã lớn khôn.

Thực tế trẻ con là tiếp nhận tất cả các đáp ứng của cha mẹ, đặc biệt đáp ứng yêu thương, âu yếm, điều này được ví như một miếng bông sẽ thấm rất nhanh và đầy nước. Sự học hỏi, thông minh và lanh lợi là dựa trên sự thấm đầy nước này.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu từ Gs. S.A. Keim, Nationwide Children’s Hospital in Columbus cho thấy: Khi cha mẹ quá nhiều áp lực, trẻ cũng thấm đầy nước, nhưng nước ở đây là suy nghĩ tiêu cực, sự mệt mỏi, chán trường và lo lắng kéo dài trong não bộ non nớt của trẻ. Hơn nữa, khi cha mẹ bị stress, thì họ cũng ít tương tác nhiều với trẻ. Điều này là vô cùng tội nghiệp cho trẻ vì tương tác trong giai đoạn này làm não trẻ phát triển toàn diện. Ít tương tác thì trẻ ít thông minh và lanh lợi.

Thêm vào đó, cha mẹ bị stress thường dễ bị tác động của người khác, không giữ được bình tâm trong việc chăm sóc bé, dễ nghe người này mua đồ ăn này tốt, mua đồ ăn kia bổ dưỡng, làm cái này cái kia. Rất nguy hiểm khi bạn làm 1 việc gì lên bé mà bị stress chi phối vì bạn sẽ mất sáng suốt suy nghĩ.

Trẻ nhận ra sự stress của bạn thông qua điều gì?

Khoa học hiện tại cho biết: Trẻ có thể nhận ra sự stress của bạn thông qua:

*Việc ít nhìn thấy ánh mắt của bạn (ánh mắt của bạn sẽ không long lanh, rực rỡ)
* Thường xuyên nghe bạn nói về 1 việc nào đó với hơi thở không đều, do tức tối, kiềm nén, chán nản.
*Nhịp tim của bạn cũng không đều
*Xúc cảm trên da bạn cũng thay đổi khi bạn chạm tay vào bé, khi bạn bế bé.
*Khi bạn có những lới nói thừa, gay gắt với bé, thậm chí hay nóng nảy và quát bé do ảnh hưởng của stress.

Trẻ con trước 5 tuổi là "siêu nhân" trong việc đọc giao tiếp của bạn và mọi người. Cách bạn bị stress và đáp ứng với stress và mọi người, bé đều đọc được, nhưng não bộ trẻ quá non nớt để sàn lọc hay tiếp nhận. Nhớ lại ví von "bông thấm", bông thấm sẽ thấm tất cả không ngại thấm nước sạch hay không sạch.

Lựa chọn ở bạn

Stress mang bạn đến sự bế tắt, sự kém sáng suốt, sự trầm cảm, sự yếu kém về tinh thần và thể xác. Trên hết cả, áp lực cũng mang điều đó đến con của bạn. Nếu bạn đồng ý, Hãy cùng tôi hành động và thay đổi để MẸ VUI CON KHỎE.

Hướng gợi mở cho giảm nguồn stress

3 nguyên tắc để sống cùng áp lực:
Thứ 1, Chấp nhận
Thứ 2, Không để ý
Thứ 3, Thay đổi
Tôi đưa ra một ví dụ nguồn stress và hướng gợi mở.

Áp lực với thành viên khác trong gia đình

NGUỒN STRESS: Từ một mâu thuẫn/sự việc khó giải quyết từ một thành viên trong gia đình (VD em/chị chồng, cha mẹ 2 bên, hoặc là chồng).

TÌNH HUỐNG: Bạn luôn than phiền về việc em chồng của bạn luôn ăn sữa chua, ăn bánh của bé vì có 1 tủ lạnh dùng chung cho cả gia đình. Em chồng đã đi làm có lương, chưa mua gì cho bé mà toàn ăn đồ bạn mua dành cho bé (đồ ăn bé bạn chọn kĩ và mắc tiền). Stress đỉnh điểm là bữa ăn của bé, do không để ý mua lại, bé không có để ăn, em phải chạy ra siêu thị mua giữa trời nắng, lòng chán nản, bực nhọc và buồn rất nhiều, mà không biết nói như thế nào.

HƯỚNG GỢI MỞ: Đầu tiên bạn phải chấp nhận là có biến cố này xảy ra, và bỏ qua những tác động của biến cố này lên bạn bằng cách không để ý. Hành động của bạn là đem biến cố này chia sẽ với mọi người bằng việc thay đổi theo chiều hướng giải quyết. Ví dụ, vào bữa ăn lớn gia đình (có mặt em chồng của bạn và mọi người) bạn khoe vừa mua các sticker dễ thương "SÁNG", "CHIỀU", "XẾ TRƯA" , sau đó bạn thông báo: Để không quên bữa ăn và để bữa ăn đủ dinh dưỡng, bạn sẽ dán sticker này lên các hộp sữa chua, phần bánh, mỗi sticker đều có ngày giờ, nên mọi người chú ý đừng để lộn lẫn nhau nhé, và nhắc khéo "Cô út chú ý dùm cháu nhé". Sau đó, bạn dán lịch ăn của bé lên cửa tủ lạnh và chỗ dễ nhìn thấy trong nhà bếp. Chỉ sau 1-2 tuần bạn làm điều này, cô em chồng sẽ ý thức hơn và bạn cũng không phải stress.

Tác giả bài viết: Anh Nguyen

Nguồn tin: Facebook Anh Nguyen

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết