Chế độ dinh dưỡng cho người viêm loét dạ dày
Người viêm loét dạ dày nên ăn gì?
1. Bổ sung quả Nam Việt Quất trong khẩu phần ăn hàng ngày
Quả Nam Việt Quất chứa các thành phần tự nhiên, có tác dụng trong việc ngăn ngừa vi khuẩ cư trú ở dạ dày – nguyên nhân trực tiếp gây ra các bệnh như viêm loét dạ dày, tá tràng, và ung thư dạ dày. Nên có thể nói quả Nam Việt Quất là thực phẩm hàng đầu trong chế độ dinh dưỡng cho người bệnh viêm loét dạ dày.
Dù cũng có nhiều thực phẩm bổ sung chiết xuất nam việt quất, nhưng thay vì sử dụng các thực phẩm nam việt quất qua chế biến thì sử dụng nước ép nam việt quất vẫn tự nhiên hơn, dễ dàng hơn, rẻ hơn, và hiệu quả hơn, cũng như thường xuyên ăn quả nam việt quất để tối đa hóa công dụng của thứ quả này trong điều trị viêm loét dạ dày.
2. Sử dụng củ tỏi tươi trong chế biến các món ăn
Sử dụng các nhánh tỏi tươi trong chế biến các món ăn hàng ngày không chỉ mang lại hương vị cho các món ăn mà tỏi còn có hiệu quả trong việc nhanh làm lành các vết loét dạ dày.
Tỏi rất giàu chất chống oxy hóa cũng như chất flavonoids, do đó tỏi tươi có tác dụng nhanh chóng phục hồi các vết loét, đồng thời giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch. Nếu không có tỏi tươi, bạn hoàn toàn có thể gói các nhánh tỏi cẩn thận để dùng dần.
3. Ăn táo
Táo là loại quả rất giàu chất xơ và chất flavonoids. Nhờ có nguồn chất xơ dồi dào mà táo được xem là loại quả dùng trong việc hồi phục các vết loét dạ dày nhanh chóng. Đồng thời, nhờ nguồn chất flavonoids sẵn có mà giúp cơ thể hạn chế việc lây lan các loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày.
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những người ăn táo thường xuyên sẽ ít mắc các chứng viêm loét dạ dày. Tất nhiên, nếu trong khẩu phần ăn hàng ngày của bạn thường xuyên có táo thì rất nhanh phục hồi chứng viêm loét dạ dày.
4. Ăn sữa chua
Có rất nhiều lý do mà sữa chua được sử dụng thường xuyên trong chế độ ăn uống hàng ngày. Bởi trong thành phàn của sữa chua là lượng lớn các probiotics nuôi các lợi khuẩn chống lại các vi khuẩn gây viêm loét dạ dày.
Ngoài ra, các chế phẩm sinh học cũng có vai trò trong hạn chế các tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Vì một lý do là thuốc kháng sinh được dùng rất nhiều trong điều trị viêm loét dạ dày. Do vậy mà sữa chua được xem là top thực phẩm khuyên dùng cho những bệnh nhân mắc chứng viêm loét dạ dày.
5. Uống trà xanh
Một trong những thực phẩm điều trị chứng viêm loét dạ dày là trà xanh. Vì trong trà xanh có chứa chất kháng viêm cũng như chất chống oxy hóa.
Những thành phần có trong tự nhiên có tác dụng chống lại các vi khuẩn gây viêm loét dạ dày bạn nên bổ sung thêm trà xanh trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày nhé.
Những thực phẩm người viêm loét dạ dày được ăn
Thịt nạc từ gia cầm, thịt dê, thịt cừu, thịt lợn, và thịt bò là những loại thực phẩm nên sử dụng. Đặc biệt, thịt gia cầm phải được luộc chín và bỏ lớp da bên ngoài.
Các loại bánh chứa ít chất béo
Bánh quế, bánh xèo, bánh mì Pháp ít chất béo
Các loại mì như mì Ý, mì ống…
Lúa mạch và các sản phẩm chế biến từ gạo
Bánh mì Pita
Các loại quả đóng hộp, nước ép hoa quả để lạnh, các loại quả có múi, tuy nhiên, bạn nên tránh các loại quả như cam, và dứa.
Các sản phẩm sữa ít đường, ít chất béo
Đậu khô
Đậu hũ (đậu nành)
Trứng
Thịt giăm bông nạc
Thịt hun khói giòn
Mứt không hạt
Nước sốt
Salad trộn không có chất béo
(Theo Home Remedy)
Tác giả bài viết: Nguyễn Lương
Nguồn tin: Sức khỏe đời sống
Những bài viết mới hơn
Những bài viết liên quan