Hỗ trợ trực tuyến Tư vấn Online

Bí quyết chăm trẻ khi gió mùa đông bắc tràn về

Khi người lớn mới đi ngoài trời vào không bồng bế, ôm ấp trẻ ngay dễ truyền hơi lạnh khiến trẻ bị ốm. Theo dõi sát sao việc ngủ, ăn, bú sữa của bé để phát hiện những bất thường. Khi trẻ bị ốm, tuyệt đối không tự chữa tại nhà, phải đi khám bác sĩ để có phác đồ điều trị hợp lý, không tự mua thuốc hạ sốt tại nhà.
Bí quyết chăm trẻ khi gió mùa đông bắc tràn về

Phòng cảm cúm cho trẻ

Rửa tay thường xuyên cho trẻ là cách đơn giản và hiệu quả nhất để loại bỏ các mầm bệnh. Với trẻ hay mút tay, càng cần phải rửa tay đều đặn cho trẻ. Hầu hết các bệnh khi trời chuyển lạnh lây lan qua ho, hắt hơi và tiếp xúc trực tiếp. Cách ly bé với người bị bệnh và tránh cho trẻ tới nơi đông người. Đảm bảo trẻ được tiêm chủng đủ mũi, đúng lịch. Cho bé bú mẹ để tăng miễn dịch.

Mất nước là một triệu chứng phổ biến khi trời chuyển gió hanh khô. Viêm họng và ngạt mũi có thể làm bé lười uống nước. Tăng cường cữ bú mẹ hoặc sữa bình cho trẻ, bên cạnh nước lọc. Tránh các chất kích thích như khói và thuốc xịt vì có thể làm trẻ bị ho.

Mát xa cho trẻ trong mùa lạnh có thể cải thiện lưu thông máu, tăng cường miễn dịch. Nhiều nơi lạnh, cha mẹ hay dùng dầu mù tạt để làm ấm cơ thể trẻ. Còn ở nước ta, nhiệt độ giảm không quá sâu, cha mẹ hãy dùng dầu hạnh nhân hoặc ô liu mát xa cho trẻ ở nơi ấm áp, thoải mái. Sau khi mát xa, nhớ lau lại người cho bé bằng nước ấm vì nhiều bé bị nổi ban do dầu mát xa.

Cho trẻ đi khám, nếu:

- Trẻ kéo tai (có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tai).

- Khò khè hoặc khó thở (có thể bệnh phế quản hoặc phổi).

- Tiêu chảy, nôn dẫn tới mất nước.

- Trẻ sốt cao.
 

the common dangerous disease when eaten pork hW6UnhDBS

Một số bệnh phổ biến khi trời chuyển lạnh

Trẻ em rất dễ mắc bệnh vì hệ miễn dịch còn yếu. Một số bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ thời gian này là: sốt thông thường, sốt vi rút, cảm cúm, phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng tai, viêm màng não, tiêu chảy do rô ta vi rút…

Lưu ý khi tắm cho trẻ

Không tắm cho trẻ quá nhiều khi trời lạnh,. Không lạm dụng sữa tắm vì có thể làm khô là da mỏng manh của trẻ. Dùng nước ấm, không quá nóng để tắm cho trẻ. Đóng cửa nhà tắm để tránh có gió lùa đột ngột. Không để trẻ ngâm trong chậu tắm quá lâu. Quấn khăn chùm trẻ khi bế trẻ ra khỏi chậu tắm.

Vệ sinh với người chăm trẻ

Người nhà và khách tới chơi nên rửa tay sạch rồi mới bế trẻ.

Quần áo

Khi trời chuyển gió mùa, nhiệt độ tuy có giảm nhưng giảm chưa sâu, bởi thế nên chọn đồ dài tay chất liệu dệt kim, cotton… cho bé là tốt nhất. Vào buổi sáng sớm và buổi tối, cần giữ ấm cho trẻ nhiều hơn. Buổi trưa nắng lên, nhiệt độ tăng có thể thay đồ để trẻ mát mẻ.

Vệ sinh mũi cho trẻ

Có thể dùng nước muối sinh lý để nhỏ mũi cho trẻ. Đặt trẻ nằm ngửa hoặc ngồi

ngửa đầu tối đa ra sau để nước muối đi vào được hốc mũi. Mẹ cố gắng đưa đầu ống nhỏ mũi vào sâu chút nhưng không chạm vào mũi trẻ. Nhỏ khoảng 2-3 giọt mỗi bên, không quá 5 giọt. Sau đó, bảo trẻ hít nhẹ hoặc dùng ngón tay day day hai cánh mũi cho trẻ để nước muối đi vào sâu hơn.

Lưu ý, mẹ không được tự ý pha chế các loại thảo dược để nhỏ mũi cho trẻ. Những loại nước này không đảm bảo vô khuẩn nên có thể làm trẻ bị bệnh hoặc gây dị ứng cho trẻ.

Tác giả bài viết: Linh Giang

 Từ khóa: cảm cúm, sốt, gió mùa, ốm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết