Hội Dinh Dưỡng Việt Nam | Tư vấn dinh dưỡng

https://hoidinhduong.vn


Bí kíp trị để táo bón không còn là nỗi ám ảnh với dân văn phòng

Do tính chất công việc ít vận động, ngồi nhiều, áp lực công việc… cộng với chế độ ăn uống không khoa học, dân văn phòng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh táo bón cao nhất. Bệnh không chỉ gây cho khổ chủ những khó chịu, mệt mỏi mà còn dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm cho sức khỏe.
táo bón

Vì sao dân văn phòng dễ mắc bệnh táo bón nhất?

Với cuộc sống ngày càng phát triển, con người ngày càng bận rộn và không có nhiều thời gian để chăm sóc cho bản thân mình, đặc biệt là dân văn phòng. Chính vì vậy, họ lựa chọn những thực phẩm tiện lợi chứa nhiều đường, muối, mỡ bão hòa và ít chất xơ. Đặc biệt, dân văn phòng rất ít chú ý đến việc uống nước, khiến cơ thể thiếu nước, dẫn đến tình trạng phân khô cứng và dẫn đến táo bón.

Bên cạnh đó, tính chất công việc của dân văn phòng là thường xuyên ngồi một chỗ lâu, khiến nhiều người có thói quen lười vận động, ít di chuyển. Công với việc thường xuyên bị stress do áp lực công việc quá nhiều gây ra táo bón.

Khi bị táo bón, người bệnh thường có thói quen sử dụng thuốc nhuận tràng, thuốc xổ hay thụt hậu môn. Tuy nhiên, nếu thường xuyên sử dụng những loại thuốc này sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn và chỉ giải quyết được vấn đề tạm thời. Nếu để lâu ngày, không được chữa trị dứt điểm sẽ chuyển thành táo bón mạn tính dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Khi bị táo bón người bệnh luôn phải rặn mạnh mỗi khi đi cầu, lâu dần các tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng sẽ giãn ra và hình thành búi trĩ.

Một loại bệnh phần lớn đi kèm với bệnh trĩ chính là nứt kẽ hậu môn, dấu hiệu chính của táo bón là phân cứng, khi đó phân cọ sát vào thành hậu môn trong một khoảng thời gian dài và làm chúng rách ra gây đau rát và chảy máu.

Ngoài ra việc táo bón còn dẫn đến một số bệnh khác như viêm trực tràng, polyp trực tràng, ung thư trực tràng…

Chuyên gia tiêu hóa khuyên dân văn phòng cách thoát táo bón không lo tái lại

Theo PGS.TS.BS Phạm Thị Thu Hồ - Nguyên trưởng khoa tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai chia sẻ: “Trong đường ruột con người có hai loại lợi khuẩn chính là Lactobacillus và Bifidobacterium  (Bifido). Nhưng lợi khuẩn Bifido đặc biệt quan trọng, vì  loại lợi khuẩn này chiếm tới 99% tổng số lợi khuẩn đường ruột và cư trú trong đại tràng làm nhiệm vụ tiêu hóa và hấp thu khoáng chất, vitamin, đồng thời đào thải, lên men các chất cặn bã, tạo thành khuôn phân để tống ra ngoài”.

Như vậy, để chấm dứt hoàn toàn táo bón, ngoài việc tăng cường ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ, uống nhiều nước mỗi ngày, hạn chế việc ngồi yên một chỗ, tập thói quen đi cầu hàng ngày thì người bệnh cần đặc biệt chú ý tới việc bổ sung ngay lợi khuẩn Bifido cho đường ruột.

Khi được bổ sung đầy đủ, lợi khuẩn Bifido sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ tiêu hóa nốt thức ăn khó tiêu, sản xuất ra các vitamin B, K cần thiết cho cơ thể, đảm bảo chức năng bài tiết, đào thải các chất cặn bã tạo thành khuôn phân và làm cho phân mượt mà, mềm mượt và dễ dàng đẩy ra ngoài.

Bổ sung đầy đủ lợi khuẩn Bifido sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đạt tỷ lệ vàng (85% lợi khuẩn – 15% hại khuẩn). Khi tỷ lệ này duy trì ổn định, hệ tiêu hóa sẽ khỏe mạnh thì các triệu chứng của táo bón cũng khỏi hẳn.

Tuy nhiên lợi khuẩn Bifido dễ bị tiêu diệt bởi axit dạ dày nên các men vi sinh thông thường không chứa thành phần Bifido, nếu có cũng chỉ đưa được 1% lợi khuẩn xuống đến ruột non nên không có tác dụng.

Tác giả bài viết: Lê Phương

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây