Chế độ dinh dưỡng cho bé gái tuổi dậy thì
- Thứ ba - 25/07/2017 14:00
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Việc thiếu sắt và một số loại vitamin cần thiết cũng có thể làm cho các bé gái gặp phải một số vấn đề về sức khỏe và tâm lý như:
Rối loạn kinh nguyệt.
Đau bụng kinh.
Thiếu máu nhược sắc.
Tâm lý không ổn định.
Mệt mỏi, thường xuyên căng thẳng, stress.
Đau đầu, có thể ảnh hưởng đến việc học hành.
Vì vậy các bậc cha mẹ cần lưu ý bổ sung đầy đủ cách chất dinh dưỡng cần thiết cho các bé gái trong độ tuổi dậy thì.
Chất đạm: Là dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển của cơ thể trẻ trong giai đoạn này, nó giúp tăng cường miễn dịch, cấu tạo các enzyme … đồng thời nó giúp các tế bào trong cơ thể phát triển hoàn thiện, giúp cơ bắp chắc khỏe hơn.
Chất béo: Khi nấu ăn, nếu cho một1 lượng mỡ vừa đủ không chỉ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn mà còn giúp trẻ hấp thu các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K. Nên cho trẻ ăn khoảng từ 40-50gr chất béo mỗi ngày, bao gồm cả nguồn chất béo động vật và thực vật.
Chất bột: là nguồn dưỡng chất quan trọng đối với trẻ, trẻ cần ăn đủ lượng chất bột để cơ thể được phát triển toàn diện và tinh thần thoải mái. Tinh bột có nhiều trong gạo, bột mì, khoai, các loại củ…Nên lựa chọn những loại tinh bột có nhiều chất xơ để giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn, đồng thời cũng phòng chống bệnh béo phì ở trẻ tuổi dậy thì.
Canxi: Là dưỡng chất rất quan trọng cho xương và để phát triển chiều cao tối ưu trong độ tuổi này. Trung bình ở lứa tuổi dậy thì, trẻ cần từ 1.000 – 1.200mg canxi mỗi ngày vì thế trong thực đơn hàng ngày trẻ nên da dạng các nguồn thực phẩm, nhất là các thực phẩm giàu canxi như: trứng, cá, tôm, cua và các loại hạt (như đậu tương, lạc, vừng…).
Các vitamin: Đây là những vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Thiếu vitamin A có thể gây bệnh ở mắt, nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa; chậm phát triển chiều cao. Khi thiếu vitamin C, quá trình tổng hợp collagen gặp trở ngại, làm giảm quá trình hình thành tế bào ở các thành mạch, mô liên kết, xương, răng, giảm sức đề kháng.
Chất sắt: Nhiều trẻ trong độ tuổi dậy thì có những triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt như hay mệt mỏi, hay quên, buồn ngủ, da không hồng hào…. Nhưng lại không nghĩ đó là những dấu hiệu cảnh báo thiếu máu do thiếu sắt.
Nhất là đối với những trẻ em gái ở độ tuổi dậy thì, nhu cầu về chất sắt rất lớn do trẻ bị mất một1 lượng máu khá lớn trong thời kỳ kinh nguyệt, thêm vào đó là nhiều trẻ sợ béo nên thường áp dụng các chế độ ăn kiêng dẫn đến cơ thể càng bị thiếu máu trầm trọng.
Để bổ xung sắt và các chất vitamin cần thiết.
Các bố mẹ cần lưu ý trong thực đơn hàng ngày cần bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu chất sắt như gan, tim, bầu dục, thịt bò, cà rốt, rau dền… Nên bổ sung Vitamin C hoặc ăn uống các loại trái cây giàu Vitamin C như cam, quýt… để hấp thu chất sắt tốt hơn.
Tuy nhiên bổ sung bằng phương pháp này, thường cơ thể chỉ hấp thu 5% lượng sắt có trong thức ăn. Vì vậy, khi cơ thể có những triệu chứng thiếu sắt nghiêm trọng hoặc đang trong thời kỳ kinh nguyệt trẻ nên được bổ sung thêm folic để có thể cân bằng được lượng sắt trong cơ thể.
Việc cung cấp đầy đủ sắt và các vitamin cần thiết sẽ giúp cho các bé gái có một sức khỏe ổn định, xinh dẹp và phòng tránh được các bệnh nguy hiểm ở tuổi dậy thì.