Hội Dinh Dưỡng Việt Nam | Tư vấn dinh dưỡng

https://hoidinhduong.vn


Những điều bà bầu cần biết khi mang thai tháng thứ 1

Người phụ nữ khi phát hiện mình mang thai, xen lẫn niềm hạnh phúc sắp được làm mẹ là những lo lắng, mong mỏi con yêu ra đời trọn vẹn. Dưới đây là những điều bà bầu cần biết khi mang thai tháng thứ 1.
Những điều bà bầu cần biết khi mang thai tháng thứ 1


1. Sự phát triển của thai nhi

Ở tháng đầu tiên của thai kỳ, tinh trùng đã phá vỡ vỏ trứng để chui vào kết hợp với trứng, tạo thành một thể mới là trứng đã được thụ tinh. Trong khoảng 30 giờ thụ tinh, trứng bắt đầu phân chia đồng thời di chuyển khoảng 4 – 5 ngày rồi chuẩn bị làm tổ và bắt đầu sinh trưởng, phát triển.

Sau 2 tuần thụ thai thì tim thai bắt đầu đập. Sang tuần thứ 3, cột sống và hệ thống xương cốt dần dần được hình thành. Tiếp theo đó là mắt, tai, mũi, miệng và các chi lần lượt xuất hiện.

2. Những thay đổi của bà bầu khi mang thai tháng thứ 1

Hầu hết phụ nữ đều không biết chắc chắn họ mang thai hay chưa cho đến khi phát hiện “vắng đèn đỏ”, ra máu báo và thử thai “hai vạch”. Khi biết chính xác đã có thai là lúc thai kỳ được 2-3 tuần tuổi và tháng mang thai thứ 1 đã gần qua đi. 

Thường thì trong giai đoạn này, bà bầu chưa có cảm giác gì đặc biệt. Một số người cảm thấy bầu vú hơi căng cứng, đầu vú trở nên sẫm màu và nhạy cảm hơn, chỉ cần chạm nhẹ vào là cảm thấy đau. Tuy nhiên, số khác lại không hề cảm nhận được.

Những bà bầu tương đối nhạy cảm sẽ thấy có triệu chứng giống như bị cảm, sốt nhẹ, uể oải, mệt mỏi, chán ăn… Một số ít bà bầu đã xuất hiện phản ứng mang thai như buồn nôn.

3. Chế độ dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 1

 
Những điều bà bầu cần biết khi mang thai tháng thứ 1


Tháng đầu thai kỳ là khoảng thời gian cơ thể bạn đang dần thích nghi với bé yêu trong bụng. Trong tháng này, vấn đề ăn uống không cần phải thay đổi quá nhiều so với trước khi mang thai nhưng nhất định phải chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Đối với những phụ nữ có cân nặng bình thường, bạn cần bổ sung thêm khoảng 200 - 300 calo trong thực đơn hàng ngày. Đối với những phụ nữ thừa cân, không cần tăng thêm cân nặng trong khoảng thời gian này mà chỉ nên chú trọng đến việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi.

Axit folic và folate là dưỡng chất cần được bổ sung ngay từ trước khi mang thai và trong suốt những tháng đầu để ngăn ngừa dị tật thai nhi đặc biệt tật nứt đốt sống cổ. 

Bà bầu được khuyên nên bổ sung từ 400-600mcg axit folic mỗi ngày để đảm bảo thai nhi phát triển tốt nhất. Những thực phẩm giàu dưỡng chất này bao gồm cam, khoai tây, bông cải xanh, măng tây, trứng, đậu, rau lá xanh thẫm…

Vitamin B11 đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân chia tế bào, sinh trưởng và tổng hợp axit nucleic, có thể ngăn ngừa dị tật ở ống thần kinh. Hàm lượng vitamin B11 có trong cam, táo, các loại rau lá xanh tương đối cao. Thai phụ nên ăn nhiều những loại thức ăn này, cũng có thể uống vitamin B11 theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Vitamin B6 đặc biệt quan trọng trong tháng đầu mang thai bởi nó có thể giúp ức chế cơn buồn nôn và nôn ói. Thay vì dùng thuốc để chữa ốm nghén, mẹ bầu nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin B6 như ngũ cốc, cá hồi, bơ đậu phộng, chuối và các loại hạt…

4. Chế độ tập luyện khi mang thai tháng thứ 1

Trong suốt tháng đầu mang thai, bà bầu nên tập luyện 3-4 lần trong tuần, nếu không mắc phải vấn đề nào về sức khỏe. Bài tập đi bộ là bước khởi đầu lý tưởng nhất cho bạn, đặc biệt là khi bạn chưa hoạt động nhiều trong thời gian trước đó.

Nếu bạn thường xuyên có những hoạt động thể thao nguy hiểm như cưỡi ngựa, lặn, thi đấu đối kháng, thể dục dụng cụ, trượt ván, trượt patin…, hãy ngừng những hoạt động này ngay để tránh nguy hiểm cho bản thân và thai nhi.

Nguồn tin: tổng hợp

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây