Bà bầu có nên ăn thịt vịt?
- Thứ hai - 13/02/2017 22:00
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Theo y học truyền thống thì thịt vịt tính hàn, hơi mặn, có vị ngọt, có nhiều tác dụng như bồi bổ cơ thể, bổ hư, lợi tiểu, ích tạng, giải nhiệt, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh như bệnh tim mạch lao phổi hay ung thư…
Ngoài ra, theo tài liệu của Nhật, thịt vịt còn có lợi cho dạ dày, giúp làm tiết ra dịch mới và tốt cho hệ thần kinh. Y học hiện đại cũng không phủ nhận lợi ích của thị vịt. Thịt vịt còn có giá trị dinh dưỡng cao hơn cả thịt bò, thịt heo, cá, dê, cá, trứng. Thịt vịt có hàm lượng cao sắt, vitamin E, D, A, B1, B2, phốt pho, canxi, axít nicotic…
Sự thật về tin đồn bà bầu không nên ăn thịt vịt
Theo quan niệm dân gian của Hàn Quốc, nếu trong thời kì thai nghén mà mẹ bầu ăn thịt vịt thì con sinh ra sẽ có bàn chân có màng giống chân vịt. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có bằng chứng hay cơ sở khoa học nào chứng minh thịt vịt không tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Cũng theo đó, quan niệm ăn thịt vịt khi mang bầu khiến thai phụ ngứa, nổi mẩn hoàn toàn không có bằng chứng khoa học chính xác.
Tuy vậy, vẫn có một số điều mà các mẹ cần lưu ý khi ăn thịt vịt:
- Không ăn thịt vịt cùng quả óc chó, mộc nhĩ, thịt rùa đen, thịt ba ba, cháo đậu.
Mộc nhĩ đen, ba ba là những món cấm kỵ với thai phụ. Thịt ba ba có nhiều hoạt chất sinh học, thịt vịt chứa nhiều đạm, ăn chung với nhau sẽ làm biến chất đạm, giảm giá trị dinh dưỡng. Mộc nhĩ đen làm tử cung hưng phấn, thu hẹp, dễ dẫn đến sảy thai.
- Thai phụ bị cảm chưa khỏi hẳn thì chưa nên ăn.
Do thịt vịt có tính hàn, bổ âm nên những người đang ốm dở thì tốt nhất là chưa ăn thịt vịt vội. Nếu muốn bồi bổ sức khỏe, bạn nên đợi khỏi hẳn cảm cúm.
- Không ăn chung trứng vịt cùng quả dâu, mận, hay thịt ba ba.
Như đã nói ở trên, người mang bầu tuyệt đối không được ăn thịt ba ba. Quả mận tính nóng nên dễ sinh nóng ruột.
- Không chế biến trứng vịt cùng tỏi.
Trứng vịt tráng với tỏi là món ăn vô cùng độc, các bà bầu cũng như tất cả mọi người nên tránh.