Hội Dinh Dưỡng Việt Nam | Tư vấn dinh dưỡng

https://hoidinhduong.vn


Mẹo dân gian giúp mẹ “đánh bay” tiêu chảy cấp ở trẻ

Hệ tiêu hóa của trẻ những năm đầu đời còn rất non yếu, vì thế việc trẻ bị tiêu chảy cũng là chuyện thường gặp, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, tình hình có thể diễn biến xấu đi, thậm chí, trẻ có thể bị tử vong. Do đó, chúng tôi giới thiệu cho các bố mẹ cách điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em bằng những bài thuốc dân gian cực hiệu quả.
Mẹo dân gian giúp mẹ “đánh bay” tiêu chảy cấp ở trẻ

1/ Lá ổi

– Nguyên liệu: 15 lá ổi non, 1 chén rưỡi nước sạch, muối.

– Cách làm: rửa sạch lá ổi, ngâm nước muối khoảng 10-15 phút. Đun sôi 1,5 chén nước, cho lá ổi vào, thêm chút muối, nấu khoảng 30 phút. Lọc lấy nước cho trẻ uống.
 

Lá ổi

2/ Cây cỏ sữa

– Nguyên liệu: 2 nắm cây cỏ sữa, 5 tai nấm mèo, 50 g đậu đen xanh lòng (loại đậu vỏ màu đen nhưng khi mẹ cắn ra thì thấy ruột bên trong màu xanh).

– Cách làm: cỏ sữa rửa sạch, nấm mèo ngâm nở, thái dài và mỏng. Lần lượt sao khô riêng đậu đen, cỏ sữa, nấm mèo. Sau đó cho tất vào nồi cùng với 3 chén nước, sắc lại còn phân nữa chén rồi cho trẻ uống trong ngầy, không được để lại qua ngày hôm sau.

Lưu ý: Phải đảm bảo các nguyên liệu điều đã được nấu chín.

Nấm mèo sao trên bếp cho đến khi khô và cứng, dùng tay bẻ thì giòn vụn như sợi miến khô là được.

Không được để nấm mèo còn sống, ướt khiến trẻ đau bụng và bệnh sẽ nặng thêm

Đậu xanh sao khi cắn ra phải thơm giòn và chín hạt, nếu còn sống cũng không được (có thể kiểm tra bằng cách sắc lên mà hạt đậu không vỡ đôi thì là đậu chín, còn nếu hạt đậu nát đôi như nấu chè tức là đậu chưa chín, phải bỏ nước sắc đi).

Cây cỏ sữa
Cây cỏ sữa

 

3/ Lá cây quả nhót

– Nguyên liệu: lá tươi (20-30 g) hoặc lá khô (6-12 g), nước sạch.

– Cách làm: sao vàng lá nhót, sau đó sắc với 400 ml nước sạch còn 100 ml nước thuốc, chia làm 2 lần uống trong ngày.
 

Lá nhót
Lá nhót

4/ Hồng xiêm xanh

Hồng xiêm xanh với vị chát, tính bình, là phương thuốc hiệu quả chữa tiêu chảy, kiết lỵ.

Cắt quả hồng xiêm xanh thành nhiều lát mỏng, phơi khô, sao vàng để dùng dần. Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 10 lát sắc với nước uống, lượng nước phải ngập hồng xiêm. Sau đó, lấy nước uống, mỗi ngày 2 lần.

Lưu ý: đối với trẻ nhỏ, trước khi cho uống nên nếm thử, không được cho trẻ uống quá đặc.
 

Hồng xiêm

5/ Rau sam

Phòng ngừa: Hàng ngày dùng từ 100-200 g rau sam làm rau ăn hoặc nấu cháo ăn hàng ngày.

Chữa bệnh: Khi đã có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy nhiều, dùng 100 g rau sam tươi, 50 g cỏ sữa tươi sắc uống thay cho nước trong ngày. Nếu đi ngoài ra máu có thể bổ sung thêm 20 g nhọ nồi, 20 g rau má vào sắc uống cùng.
 

Rau sam
Rau sam

6/ Gạo + cà rốt rang

Khi trẻ bị tiêu chảy liên tục mẹ có thể lấy một nhúm gạo và cà rốt thái nhỏ rang lên rồi nấu nước thêm chút muối vào cho trẻ uống, có tác dụng cầm lại rất nhanh.

7/ Gạo lức rang

Mua gạo lứt, về nhặt thóc, sạn ra, không vo mà đem đi rang cho vàng, khi thấy thơm thì tắt lửa để vào lọ dùng dần.

Mỗi lần, mẹ lấy khoảng 100 g gạo rang nấu với 2 lít nước và chút muối, nấu đến khi hạt gạo chín mềm là được. Mẹ hãy lấy nước này cho trẻ uống từ 3 đến 5 ngày, tình trạng bệnh sẽ dần tốt hơn.

Gạo lứt
Gạo lứt

Gạo lức cũng có thể giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy ở trẻ em.

8/ Lá mơ

– Nguyên liệu: 1 nắm lá mơ tía khoảng 100 g (mơ tía thì tốt và thơm hơn lá mơ trắng) rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng 5 phút, vớt ra để ráo nước.

– Cách làm: Giã nhỏ lá mơ, rồi cho vào bát và đập 1 quả trứng gà, đồng thời thêm một chút muối (cho vừa miệng), trộn đều.

Cắt 2 lá chuối tươi, lau sạch, sau đó bắc chảo lên bếp. Lót 1 miếng lá chuối xuống đáy chảo, đổ hỗn hợp trứng rau mơ vào, lấy miếng lá chuối còn lại đậy lên. Trở đều hai mặt cho trứng và rau mơ chín đều, lấy ra cho bé ăn (ngày 2 lần). Nếu không có lá chuối thì mẹ cũng có thể hấp cách thủy, nhưng làm như cách trên món ăn sẽ thơm ngon hơn.

Lá mơ

 

9/ Gừng tươi

– Nguyên liệu: 100 g gừng tươi (hoặc gừng khô 30 g), 5 g lá chè khô.

– Cách làm: cho 2 loại vào nấu chung với 800 g nước cho đến khi còn 2/3 số nước rồi đổ thêm 15 g dấm gạo, chia uống 3 lần/ ngày.
 

Gừng tươi

10/ Lá củ cải tươi

– Nguyên liệu: 120 g lá củ cải tươi, 30 g trần bì

– Cách làm: đổ nước ngập mặt, đun sôi tất cả các nguyên liệu cho đến khi chỉ còn lại 2 chén nước, uống 2 lần trong ngày. Sau 2-3 ngày bệnh sẽ khỏi.
 

Củ cải

11/ Lá lựu tươi

– Nguyên liệu: 30 g lá lựu tươi, 12 g gừng tươi, 3 g muối ăn

– Cách làm: rửa sạch, đun sôi tất cả nguyên liệu đến khi còn lại 2 chén nước chia làm 2 lần uống trong ngày.
 

cây lựu
 

12/ Chuối tiêu xanh

Chuối tiêu xanh gọt mỏng lớp vỏ xanh bên ngoài, để lại lớp vỏ xanh bên trong (hoặc tước vỏ), xay nhuyễn trộn với cháo rồi nấu chín cho trẻ ăn trong khoảng 3 ngày.

Chuối tiêu

Chuối tiêu xanh có tác dụng cầm tiêu chảy cho trẻ

13/ Vỏ quả măng cụt

– Nguyên liệu: 10 vỏ quả măng cụt.

– Cách làm: Lấy khoảng 10 vỏ cho vào một nồi đất, đậy thật kín bằng một tàu lá chuối. Sau đó đun sôi cho đến khi nước có màu thật sẫm, cho trẻ uống mỗi ngày 3-4 chén.
 

Vỏ măng cụt

Ngoài ra, mẹ nên cho trẻ ăn sữa chua thường xuyên để điều chỉnh men tiêu hóa trong đường ruột trẻ. Vẫn cho trẻ ăn uống đủ chất nhưng cách chế biến có thể mềm nhừ hoặc loãng hơn.

Nếu tình trang tiêu chảy của trẻ kéo dài thì mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện.

Nguồn tin: internet

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây