Hội Dinh Dưỡng Việt Nam | Tư vấn dinh dưỡng

https://hoidinhduong.vn


Mẹ làm gì khi con biếng ăn, sụt cân sau dùng kháng sinh?

Tu ti 15 tháng tuổi bị viêm phế quản phải điều trị kháng sinh (bé được điều trị tại BV Nhi Đồng 2). Trước đó bé vẫn ăn uống tốt, nhưng sau đợt dùng kháng sinh bé không chịu ăn, da xanh xao, sụt cân. Nghe quảng cáo, mẹ bé cho uống bổ sung men tiêu hóa nhưng không cải thiện. Tu ti là một trường hợp rất điển hình của việc biếng ăn, sụt cân sau khi sử dụng kháng sinh.
Mẹ làm gì khi con biếng ăn, sụt cân sau dùng kháng sinh?

Kháng sinh đã khiến trẻ biếng ăn thế nào?

1. Kháng sinh ảnh hưởng tới vị giác của trẻ

Đây là một nguyên nhân rất quan trọng dẫn đến việc bổ sung men tiêu hóa không thực sự mang lại hiệu quả với những trẻ biếng ăn do dùng kháng sinh.

Các kháng sinh có thể gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chức năng vị giác bằng các cơ chế khác nhau. Một số kháng sinh có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn bình thường ở niêm mạc miệng, dạ dày và ruột dẫn đến các rối loạn vị giác và nhiễm khuẩn ở vùng răng miệng.

Bên cạnh đó, một số kháng sinh có thể gây ra vị đắng, chua hoặc vị kim loại ở trong miệng. Một số khác có thể gây rối loạn cảm nhận với một số loại muối như: ampicillin, Amocillin, pentamidine và sulfamethoxazole làm giảm cảm nhận với muối calcium chloride, ethambutol, tetracycline và pentamidine làm giảm cảm nhận với muối kali chloride, ampicillin và pentamidine làm giảm cảm nhận với muối natri chloride.

Cách uống kháng sinh cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ gây rối loạn vị giác. Do các kháng sinh tan nhanh hơn trong môi trường axit và vị đắng của chúng thường không được trung hòa bởi các chất gây ngọt nên kháng sinh thường sẽ gây vị đắng trong miệng nhiều hơn nếu được uống cùng với các thức ăn hoặc đồ uống có môi trường axit so với khi được uống cùng nước.

2. Việc nhiễm trùng kéo dài làm giảm lượng Kẽm (Zn) và các vi chất thiết yếu trong cơ thể

Kẽm là thành tố quan trọng của hệ miễn dịch, kích thích vị giác đem lại cảm giác ngon miệng cho trẻ. Khi trẻ bị nhiễm trùng kéo dài lượng Kẽm trong cơ thể bị suy giảm trầm trọng. Theo các nghiên cứu khoa học, việc thiếu hụt Kẽm có mối liên hệ quan trọng đối với việc chán ăn, giảm bú kéo dài, rối loạn giấc ngủ, chậm tăng cân ở trẻ.

Bên cạnh đó, một số vi chất thiết yếu trong cơ thể như Selen, Vitamin nhóm B, Lysin, Taurine… cũng bị suy giảm do vừa bị tiêu thụ quá nhiều trong quá trình bội nhiễm, vừa không được hấp thu do trẻ giảm ăn khi ốm. Các vi chất trên có vai trò quan trọng trong việc hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ.

Kháng sinh có thể điều trị viêm nhiễm nhưng lại lấy đi ở trẻ một lượng vi chất thiết yếu. Đó là lý do trẻ hết bệnh nhưng vẫn không tăng cân và càng ngày càng biếng ăn và rơi vào vòng luẩn quẩn Bệnh – Biếng ăn – Kém thấp thu – Bệnh…

ks1

3. Kháng sinh gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột

Sau một đợt điều trị bằng kháng sinh, lợi khuẩn trong đường tiêu hóa của trẻ thường bị suy giảm gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa. Theo các Bác sỹ Nhi khoa, việc bổ sung Men vi sinh không nên kéo dài quá 1 tuần. Hiện tại, nhiều mẹ lầm tưởng men vi sinh như thuốc bổ cho con uống hàng ngày. Đây là một sai lầm nghiêm trọng.

Theo các nhà sinh vật học, men vi sinh cung cấp những vi sinh vật hiếu khí, tức là những vi sinh vật tiêu thụ oxy, nếu bổ sung quá nhiều men vi sinh sống vào cơ thể, sẽ tiêu thụ oxy trong đường ruột của trẻ, khiến trẻ dễ bị thiếu oxy máu, có thể gây tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ, ngủ lì bì ở trẻ. Lâu ngày rất nguy hại cho trẻ.

Bên cạnh đó, cơ thể trẻ là một nhà máy có thể tự sản xuất lợi khuẩn, những thực phẩm được ăn vào qua đường tiêu hóa, phân hủy và lên men có thể sản sinh lượng lớn vi khuẩn có ích. Người bình thường nhu cầu đối với vi khuẩn có lợi này không cao, ở điều kiện bình thường, con người có thể tự điều chỉnh cân bằng lượng vi khuẩn trong cơ thể.

Vì vậy, cần phải bổ sung men vi sinh đúng cách, đủ liều, chỉ dùng khi trẻ bị tiêu chảy, và dừng khi trẻ hết tiêu chảy. Thời gian sử dụng chỉ tối đa 1 tuần.

Thực tế, trong một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trên các bé sinh đủ tháng khỏe mạnh của GS.BS. Chouraqui đăng trên tập san Dinh dưỡng Lâm sàng của Mỹ năm 2008 cho thấy không có cải thiện về cân nặng và chiều cao theo độ tuổi ở 2 nhóm trẻ 0-4 tháng và 4-12 tháng khi bổ sung các chủng vi sinh vật như Bifidobacterium longum, Lactobacillus rhamnosus và GOS/SCFOS so với nhóm đối chứng cùng độ tuổi. Một kết quả tương tự ở thử nghiệm lâm sàng khác trên những đứa trẻ sinh thiếu tháng và những đứa trẻ còi cọc cũng như những trẻ em ở những nước đang phát triển (kết quả của GS.BS. Hay đăng trên tập sang y khoa Clinical Nutrition năm 2015 và 1 nghiên cứu độc lập khác của GS.BS.Nhi Khoa Onubi đăng trên tập sang y khoa Health, Population and Nutrition cùng năm 2015). Cả hai Giáo sư nhấn mạnh rằng: cải thiện việc hấp thu thức ăn hay kích thích tăng trưởng hiện tại là chưa có cơ sở dữ liệu để chứng minh liên quan tới thuốc/cốm bổ sung probiotics.

Đặc biệt, các thuốc bổ sung probiotics gồm nhiều dòng chủng khuẩn khác (ngoài 2 dòng trên) là không được phép dùng cho bé sơ sinh (dưới 6 tháng tuổi), và phải tư vấn chuyên gia dinh dưỡng nếu cho bé trên 6 tháng tuổi dùng thuốc chứa nhiều dòng chủng khuẩn.

Giải pháp trị biếng ăn cho trẻ khi phải dùng kháng sinh

Mẹ nên hạn chế sử dụng kháng sinh cho trẻ. Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật cần thiết tốt nhất nên tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Trường hợp trẻ bắt buộc phải sử dụng kháng sinh, mẹ nên quan tâm tới chế độ dinh dưỡng và chăm sóc trẻ. Trẻ giai đoạn này cần được tăng cường bổ sung thực phẩm giàu Kẽm như thịt nạc, các loại đậu… Việc bổ sung Kẽm với liều 3mg/ngày giúp giảm 40% tỷ lệ mắc bệnh đường tiêu hóa, giảm 60% tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp, tăng cường miễn dịch cho trẻ. Ngoài ra, nên cho trẻ ăn thêm cà rốt, bí đỏ giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn

Bên cạnh đó việc bổ sung acid amin đặc biệt là Lysin và Taurin là hết sức cần thiết để giải quyết tình trạng biếng ăn sau ốm. Lysin còn cso tác dụng tăng cường hấp thu, giảm thải trừ Canxi, giúp trẻ ăn ngon miệng, gia tăng chuyển hóa và hấp thu tối đa chất dinh dưỡng. Taurin là thành phần  quan trọng  của acid mật, giúp tiêu hóa thức ăn và hấp thu các chất béo.

Cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các thực phẩm giàu vitamin nhóm B để cung hấp nguồn năng lượng trẻ bị thiếu hụt sau ốm. Các vitamin nhóm B (B1, B2, B6) là coenzyme tham gia vào quá trình chuyển hóa glucid, lipid, protein, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cũng như cấu tạo và duy trì hoạt động của tế bào, giúp trẻ nhanh chóng khỏe mạnh. Việc bổ sung các vi chất kể trên kéo dài ít nhất 3-4 tuần để trẻ có thể hồi phục hoàn toàn.

Ngoài ra, trong và sau khi trẻ ốm, không nên ép trẻ ăn mà nên chia nhỏ bữa ăn. Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa. Tránh các thực phẩm nhiều mỡ, đường.

Tác giả bài viết: Lê Hoa

Nguồn tin: ichnhi.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây