Cách lựa chọn thực phẩm phù hợp với độ tuổi của trẻ
- Chủ nhật - 03/02/2019 08:00
- In ra
- Đóng cửa sổ này
1. NƯỚC YẾN (KỂ CẢ TỔ YẾN, YẾN SÀO, HỦ YẾN SIÊU THỊ) và MẬT ONG (hoặc SỮA ONG CHÚA)
Theo Bộ Y tế (BYT) Anh, yến các loại hay mật ong (sữa ong chúa) có nguy cơ dị ứng rất cao cho các bé dưới 1 tuổi, chỉ nên thử khi các bé trên 1.5 tuổi.
Mật ong bình thường (bán trong siêu thị) có thể dùng cho bé trên 1 tuổi, nhưng mật ong rừng (raw honey) thì cho bé trên 2 tuổi.
Tuy nhiên, bà mẹ mang thai hoặc đang cho con bú vẫn dùng mật ong bình thường.
2. DẦU OLIU, DẦU ÓC CHÓ, DẦU BƠ, DẦU GẤC, DẦU ĐẬU PHỘNG/LẠC
LỜI KHUYÊN: Dùng dầu nào cũng được, không phân biệt về dinh dưỡng. Thậm chí, chỉ cần dùng dầu thực vật bình thường trong chế biến thức ăn cho bé là được.
GIẢI THÍCH: Tất cả các loại dầu trên KHÔNG CÓ CHỨA thành phần Omega-3 DHA và EPA, dạng omega-3 cần cho phát triển não và thị giác cho bé.
Chỉ có 1 số loại dầu như dầu óc chó (walnut) có dạng ALA, dạng này khi vào cơ thể có thể chuyển hóa thành EPA và DHA, NHƯNG theo báo cáo Dinh dưỡng gần đây của Hiệp Hội DD Châu Âu cho thấy từ ALA chuyển hóa rất ít thành DHA, không đáng kể.
Theo GS.BS Alex của ĐH Oxford nhấn mạnh DHA cần thiết cho sự phát triển trí não cho trẻ, đặc biệt trước 6 tuổi. Hiện nay, theo hướng dẫn chi tiết của Hiệp Hội Dinh dưỡng Lâm sàng Anh, thực phẩm rất hiếm có Omega-3 DHA, CHỈ CÓ một số loài cá tự nhiên như cá thu/cá hồi/lươn/chép là có nguồn DHA và EPA thực sự cho trẻ, đó là nguồn duy nhất. NHƯNG, hàm lượng chất béo tốt omega-3 trong cá để trẻ hấp thụ phụ thuộc vào chất lượng nguồn cá và vùng biển đánh bắt cá.
CÁCH DÙNG DẦU: Chỉ cần 1-2 muỗng/ngày, tuần không quá 4-5 ngày cho các bé dưới 1 tuổi do bé có thể lấy chất béo từ những nguồn khác. Bữa nào chế biến có chiên với dầu thì không cần cho dầu vào cháo hay thức ăn. Quá nhiều dầu cũng gây biếng ăn và rối loạn tiêu hóa.
3. HẠT CHIA
Cũng thường hay gắn với quảng cáo " giàu omega-3"
Hạt Chia cũng giống như hạt bình thường, cũng không chứa omega-3 DHA/EPA cho sự phát triển trí não của bé, chỉ chứa ALA, vitamin và khoáng như 1 số hạt khác.
Bé từ 6 tháng tuổi có thể cho hạt Chia , nên ăn cân bằng như các hạt khác, ngày ăn 5 gr, tuần cũng không nên quá 4 ngày.
4. GẠO LỨT (BROWN RICE)
Theo hướng dẫn lâm sàng của BYT, gạo lứt (Brown rice) không thích hợp cho bé dưới 5 tuổi vì loại gạo này tạo cảm giác bé no nhanh, bé sẽ không nhận đủ năng lượng bé cần (Theo GS.BS. Jacqui, Đại diện Ban dinh dưỡng trẻ em nhỏ của BYT Anh).
5. SỮA CHUA, PHÔ MAI, VÁNG SỮA, FROMAGE FRAIS
Theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế Anh, các bé có thể được giới thiệu pho mai (cheese cubes), fromage và sữa chua (yogurt) ở tuần thứ 7-8 ăn dặm hoặc ở tháng thứ 7.5 - 8.
Váng sữa có thành phần chất béo cao (~13g/100g váng sữa), nhưng ít dưỡng chất, một số có nhiều đường. Lượng chất béo cao trong váng sữa không thích hợp cho hệ tiêu hóa bé nếu bé chưa được 10 tháng tuổi.
* Bé từ 10-12 tháng tuổi: Dùng không quá 30g/ngày. tuần không quá 3 ngày.
* Bé trên 1 tuổi dùng không quá 50g/ngày, tuần không quá 4 ngày. Các bé thừa cân béo phì không khuyên dùng.
Tuy nhiên một số váng sữa ở VN là không đúng như tên gọi, tỷ lệ chất béo thấp, có thể có thêm phụ gia và đường. Tất cả các sản phẩm có đường không dùng cho bé dưới 1 tuổi.
6. YẾN MẠCH
Trong hướng dẫn về ăn dặm cho bé dưới 1 tuổi, trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng Anh Quốc trang số 5 có viết về thứ tự tinh bột cho các bé Châu Á: gạo nên là dạng tinh bột đơn đầu tiên phù hợp với các bé Châu Á, khi đã quen dần với gạo, có thể giới thiệu yến mạch (oats), yến mạch cũng giống như bún, mì nên giới thiệu như 1 vài bữa thay cháo trong tuần, 2 bữa/tuần, không nên thay thế cháo hoàn toàn (Theo Nutrition source center 2013)
7. THỊT BÒ/HEO
Hiệp Hội Dinh dưỡng Anh và Viện nhi khoa của Mỹ đều khuyến khích các bé ăn thịt heo bò để cung cấp sắt nguyên tố khi vào tuần thứ 2 ăn dặm.
8. LƯƠN, THỊT GÀ, CÁ TÔM HẢI SẢN CUA ĐỒNG/BIỂN, THỊT CHIM
Tất cả các loại này có thể giới thiệu sau 7.5 tháng tuổi (hoặc sau tuần 7-8 ăn dăm), nhưng theo thứ tự sau:
* Cá đồng -->Thịt gà --> tôm--> lươn --> cua đồng Thịt gia cầm khác
* Sau đó, đến cá biển: cá thu --> cá hồi --> cá biển khác
* Các loại hải sản khác thì giới thiệu khi bé ít nhất 10 tháng tuổi
* Thịt chim bồ câu hoặc các loại chim khác có thể giới thiệu sau 9 tháng.
Thứ tự giới thiệu thực phẩm này BYT Anh hướng dẫn nhằm mục đích ngăn ngừa dị ứng và phù hợp với hệ men tiêu hóa phát triển từng độ tuổi để các bé ăn tốt hơn, ít bị rối loạn tiêu hóa.
9. NƯỚC DỪA - NƯỚC CỐT DỪA
Theo hướng dẫn hiện tại của BYT Anh, nước dừa có thể giới thiệu sau 7 tháng tuổi, tuy nhiên giới thiệu 1 vài dịp trong tuần (không quá 3 ngày/tuần). Nước dừa được tính như nước ép trái cây, uống không quá 80mL/ngày. Ngày nào có nước ép thì ngày đó không cần uống nước dừa. Nước dừa có thể cho vào thức ăn (<80mL/ngày)
Cái dừa (cơm dừa): chỉ cho bé ăn sau 1 tuổi
Nước cốt dừa thì nên giới thiệu bé sau 9 tháng tuổi.
Không nên lạm dụng dùng nước dừa hay nước cốt dừa để nấu ăn hay chế biến cho bé.
Bảo quản dừa tươi là 5-10 ngày sau khi mua trái dừa ở chợ về (Tốt nhất đừng dung sau 10 ngày vì thành phần trong nước dừa sau 10 ngày đã thay đổi, 1 số sẽ gây dị ứng cho bé). Nếu đã đổ nước dừa ra chén thì nên bỏ vào tủ lạnh, dung trong 24 giờ.
Nước cốt dừa mua về dùng trong 4 ngày khi để ngăn lạnh. Không trữ đông nước cốt dừa.
Cái dừa (cơm dừa) có thể để ngăn lạnh dùng trong 5 ngày. Nếu trữ đông thì cho vào 1 ít nước dừa và trữ đông dùng trong 30 ngày là tốt nhất.
Không dùng nước dừa để thay nước pha sữa công thức cho bé.
10. NẤM CÁC LOẠI:RƠM/ĐÔNG CÔ/MÈO/BÀO NGƯ
Có thể giới thiệu tuần nấm cho bé vào thứ 6 ăn dặm.
CÁCH BẢO QUẢN NẤM: Nấm mua siêu thị về, các bạn lấy ra khỏi bịt ni-lông, và không nên rữa bằng nước. Các bạn nên dùng 1 khăn giấy (hoặc miếng vải mềm sạch) lau sạch bụi bặm (cát đất) trên nấm. Rồi sau đó bảo quản nấm trong túi giấy, đóng kín, bỏ vào ngăn mát tủ lạnh. Thời gian bảo quản tốt nhất là trong 7 ngày.
Trước khi sử dụng, bạn lấy ra rửa sạch và nấu cho bé
11. ĐẬU HỦ
Có thể giới thiệu tuần thứ 4 ăn dặm (hoặc 6.5-7 tháng tuổi). Tuy nhiên, chỉ dùng 1 vài dịp trong tuần, không nên dùng quá 3 ngày/tuần.
CÁCH BẢO QUẢN ĐẬU HỦ:
Giữ lạnh ở ngăn mát tủ lạnh: Mua về nếu chưa dùng ngay thì để nguyên trong hộp và giữ lạnh, dùng trước ngày hết hạn
Nếu đã mở, chuyển đậu hủ ra 1 chén để 1/3 nước sạch để đậu hủ vào, thay nước mỗi ngày, dùng trong 4 ngày
Nếu muốn đông lạnh: dùng miềng nilon bao phủ đậu hủ, đông lạnh dùng trong 5 tháng (khuyên dùng trong 3 tuần là tốt nhất)
12. MỠ ĐỘNG VẬT
Không dùng mỡ động vật trong việc ép dầu hoặc chế biến thực phẩm cho bé, đặc biệt bé dưới 1 tuổi. Nguy cơ nhiễm khuẩn của các loại mỡ này rất cao và hơn nữa thành phần chất béo của mỡ động vật không tốt cho hoạt động trí não và hấp thụ trong tiêu hóa bé.
Bữa ăn chế biến thịt có nạc và một ít mỡ cũng được chấp nhận. Nhưng, đối với các bé mới tập ăn lần đầu thì nên ưu tiên thịt nạc để hệ tiêu hóa thích nghi dần.
Một số mỡ có thể chấp nhận như: Phần bụng trắng mỡ các loài cá, tuy nhiên không lấy mỡ trong nội tạng vì nguy cơ dư kim loại nặng cao.
13. CÁC DẠNG THỰC PHẨM CHỨA ĐƯỜNG, CHOCOLATE VÀ SYRUP (SIRO) (e.g. MAPLE SYRUP (mật thông); CORN SYRUP (siro bắp), MOLASSES)
Theo văn phòng dinh dưỡng của Cơ quan nông nghiệp Mỹ (U.S. Department of Agriculture), các loại bánh quy, chocolate (socola) và các loại siro như mật thông (maple syrup), corn syrup và molasses đều không thích hợp cho các bé dưới 1 tuổi
Bé trên 1 tuổi, bạn đọc thành phần: Nếu trong 1 đơn vị khẩu phần ăn (serving) > 3 gram đường thì nên tránh cho tất cả các bé dưới 5 tuổi.