Tại sao người già phải kiêng ăn quá cay và quá no
- Thứ bảy - 09/12/2017 08:00
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tại sao người già phải kiêng ăn quá cay?
Những thứ có vị cay như hành, gừng, tỏi, ớt, hồ tiêu… đa phần có tính nóng, có tác dụng phát tán, hành khí, dùng ít có thể thông dương hoà vị, thích hợp với người già bị bệnh tiêu chảy hoặc đau dạ dày thuộc chứng tì vị hư hàn. Nhưng do tính chất của nó là cay nóng và phát tán nên không thể ăn nhiều, ăn nhiều sẽ dễ sinh đờm, động hoả, sinh phong, tổn hại mắt.
Hơn nữa, người già chức năng tạng phủ đa số có biểu hiện suy yếu, âm dương mất cân bằng. Trong đó tương đối nhiều là bị âm hư, huyết hư và ăn chất cay nóng dễ làm tổn thương âm, động huyết. Đặc biệt là đối với nhứng người già âm hư dương thịnh, choáng đầu hoa mắt, ngũ tâm phiền nóng, nuốt khó lưỡi khô, ra mồ hôi trộm vào ban đêm thì càng cần phải kiêng.
Bởi vì người âm hư dương thịnh, bản thân dịch âm trong cơ thể đã không đủ, nhiệt bên trong hơi thịnh, nếu lại ăn chất quá cay chẳng khác nào là đổ dầu vào lửa làm cho nhiệt bên trong càng thịnh, dịch âm càng hư, làm cho bệnh tình thêm nặng; thậm chí bởi vì âm quá hư, nhiệt thịnh sinh phong và xuất hiện các chứng bệnh như co giật cơ mạch, khô nóng tay. Ăn quá nhiều thức ăn cay làm cho tinh thần của con người không phấn khích.
Đúng như “Nội kinh” đã nói: “Vị quá cay, gân mạch bị tắc trệ, tinh thần uể oải”, “ăn quá cay, thì gân cấp và móng khô”. Điều này nói rằng, ăn quá cay sẽ làm cho gan, thận âm hư, gan dương tăng cao; người nặng có thể xuất hiện bệnh biến là gan phong động trong, gân mạch bị tổn thương. Do vậy, người già ăn những thứ quá cay, dễ làm cho âm dương mất cân bằng, đã hư lại càng hư từ đó sinh ra bệnh tật và nguy hại đến sức khoẻ.
Ngoài ra, thức ăn cay đối với những người già bị các bệnh như bệnh xuất huyết, ho suyễn đờm, phong hoả mắt đỏ các loại u nhọt ngoại khoa… đều phải kiêng kị để tránh bệnh tình thêm trầm trọng. Người bị bệnh trĩ, rách hậu môn cũng phải kiêng ăn thức ăn cay để tránh táo bón và làm cho bệnh trĩ, bệnh rách hậu môn phát tác cấp tính.
Tại sao người già lại phải kiêng ăn quá no?
Đông y cho rằng, tì vị là ông quan giữ kho, là nơi chứa đựng nước và thức ăn, là cái gốc của cuộc sống, là nguồn sình ra khí huyết.cơ thể chúng ta phát triển, mọi thứ để duy trì cuộc sống đều dựa vào sự cung cấp của tì vị.
Trong cả quá trình tiêu hoá, dạ dày có tác dụng dung nạp, làm thối rữa, tức là tiêu hoá sơ bộ thức ăn; tì có tác dụng tiêu hoá hấp thụ thức ăn và vận chuyển tinh chất đến toàn bộ cơ thể. Do tì vị của ngưỡi già bắt đầu suy nhược, chức năng yếu dần, nếu ăn uống quá no, tì vị không có khả năng tiêu hoá, hấp thụ lượng thực thức ăn quá lớn, thức ăn dư thừa sẽ ảnh hưởng và tăng thêm gánh nặng cho tì vị, dần dần ảnh hưởng tới chức năng của tì vị vốn đã suy yếu, làm cho cuộc sống của người già bị ảnh hưởng.
Do vậy, các nhà dưỡng sinh cổ đại đã chủ trương ăn không no và cho rằng: “Ăn ít thì có thể chữa bệnh”. Trương Hoa thời Tần trong cuốn: “Bác vật chí” cũng nói: “Ăn ít thì tâm mở và có lợi, ăn nhiều thì tâm tắc và có hại”. “Thọ thế bảo nguyên” đề xướng: “Thực duy bán bảo vô kiên vị, tửu chi tam phân mạc quá tần” (Ăn chỉ nên ăn no 1 nửa, rượu chỉ nên uống đến ba phần” đều nói rằng ăn uống phải có độ, không nên ăn no thì sẽ có lợi cho sức khoẻ của người già.
Y học hiện đại cho rằng, ăn nhiều sẽ làm cho nhiệt lượng trong cơ thể tăng. Người già quá trình trao đổi chất chậm, tiêu hao giảm, dễ tích tụ, làm cho cơ thể béo phì, dễ mắc bệnh tim, huyết áp cao… Rất nhiều các học giả nước ngoài cũng đã chỉ ra, sự thay đổi prôtêin là một trong những nguyên nhân làm lão hoá.
Họ cho rằng, prôtêin kết dính rất ít hoặc không chuyển hoá trong cơ thể động vật đã trưởng thảnh. Nhưng cùng với sự lớn lên của tuổi tác, cũng có thể xuất hiện các thay đổi như sưng phù thẩm thấu, độ dung hoà a xít giảm và sức đề kháng tương đối mạnh đối với tác dụng tiêu hoá của dung môi prôtêin kết dính và ăn uống quá nhiều sẽ kích thích những biến đổi trên từ đó làm tăng quá trình già yếu.
Do đó, ăn uống nên theo tuổi tác lớn dần mà dần dần giảm bớt lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Nếu người già ăn uống quá no, năng lượng hấp thụ quá nhiều và tăng nhanh quá trình lão hoá, và có nguy cơ tăng lượng đường và mỡ trong máu. Hơn nữa, hàng ngày ăn quá no sẽ làm cho máu tập trung ở ruột, dạ dày các cơ quan quan trọng như tim, não thiếu máu trong thời gian dài, làm cho tinh thần mỏi mệt, tư tưởng không thể tập trung cao độ, làm cho hiệu suất công việc thấp.
Người già bị bệnh tim còn dễ gây nên đau thắt cơ tim. Do đó, ăn ít và ăn nhiều bữa không những không bị béo phì mà còn có lợi cho tim. Ngược lại, ăn no liên tục sẽ làm cho người ta chưa già đã yếu, tổn hại đến tuổi cao.