Hội Dinh Dưỡng Việt Nam | Tư vấn dinh dưỡng

http://hoidinhduong.vn


Kẽm và tầm quan trọng với sức khỏe con người

Kẽm là vi chất quan trọng giúp phân chia, phát triển, chỉnh sửa và kích hoạt tế bào. Đây cũng là chất quan trọng giúp tổng hợp AND và phiên mã RNA.
magie

1. Tác dụng với bệnh cúm

Chức năng miễn dịch của cơ thể phụ thuộc rất nhiều vào vi chất kẽm. Nó có khả năng chống bệnh cúm và cảm lạnh. Nguyên nhân là do kẽm kháng virus, thúc đẩy miễn dịch, chống lạnh theo mùa. Kẽm tham gia vào hơn 300 quy trình enzyme. Điều này giải thích tại sao khi thiếu hụt kẽm, dù chỉ là lượng rất nhỏ nhưng lại gây ra tác động tiêu cực với sức khỏe con người, đặc biệt là hệ miễn dịch, sinh sản, thần kinh, thị lực, gan và da.

Đối với chức năng tế bào, kẽm có vai trò kích hoạt tế bào T, tạo ra chất khoáng quan trọng nhằm tăng khả năng của cơ thể, phòng chống các tác nhân tiêu cực gây bệnh. Kẽm cũng có tác dụng hữu hiệu trong việc đẩy nhanh phục hồi chấn thương và bệnh tật
 

2. Tác dụng với tuyến nội tiết và mắt

Chức năng tuyến giáp, cân bằng lượng đường, tiêu hóa chất đạm và đông máu đều hoạt động dựa trên sự ổn định của lượng kẽm. Ngoài ra, kẽm có rất quan trọng cho việc thanh lọc gan, nạp oxy, và sửa chữa tế bào. Kẽm tập trung nhiều ở cơ xương, xướng, lông, da, mắt, tuyến tụy, tuyến tiền liệt, gan và thận.

Thiếu kẽm sẽ gây ra các bệnh như: trứng cá, thiếu máu, ăn kém ngon, còi xương, cảm cúm, cảm lạnh, tiêu chảy, da thô ráp, rụng tóc, chậm lành vết thương, móng tay móng chân mỏng hoặc có bợt trắng nhỏ, thị lực ban đêm kém, vị giác khứu giác yếu, suy giảm nhận thức, trí nhớ kém, cholesterol cao, dễ mắc bệnh tuyến tiền liệt, vô sinh.

Trong mô mắt, đặc biệt là trong võng mạc có tập trung một lượng kẽm lớn, rất tốt cho thị lực. Ở mức độ thích hợp, kẽm có thể bảo vệ mắt chống lại thoái hóa điểm vàng, liên quan đến tuổi tác. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mất thị lực.

3. Hỗ trợ tăng trưởng ở nam giới

Như đã đề cập, kẽm có vai trò quan trọng đối với phát triển, phân chia tế bào. Do đó, nó cũng là yếu tố chính yếu cho sự phát triển của cơ thể trong suốt các thời kỳ từ sơ sinh, thiếu niên, vị thành niên và cả thời kỳ mang thai. Kẽm cần cho sự phát triển của hệ thống cấu trúc, các cơ quan sinh sản và các kỹ năng động cơ, nhận thức. Ngoài ra, với nam giới, kẽm còn có vai trò hết sức quan trọng trong chức năng tuyến tiền liệt. Nếu thiếu vi chất này thì dễ dẫn đến trục trặc trong vấn đề sinh sản ở nam, cũng như các vấn đề khác về tuyến tiền liệt. Bổ sung kẽm đúng định lượng chính là mang lại lợi ích cho sức khỏe trong rất nhiều trường hợp. Tuy nhiên, hàm lượng này chỉ nên vừa đủ, nếu nhiều quá cũng sẽ gây ra các tác dụng không mong muốn.

vi chất kẽm

Vi chất kẽm giúp tăng cường sức mạnh cho nam giới

4. Cải thiện trạng thái tinh thần

Trong vùng não Hippocampus có nồng độ kẽm cao. Đây là vùng thần kinh dành cho trí nhớ và cảm xúc. Khi nồng độ kẽm thấp sẽ làm ức chế các hoạt động thần kinh, ảnh hưởng đến các hành vi bất thường như: cáu gắt, bùng nổ giận dữ, cực đoan. Theo thống kê, những người bị tự kỷ, trầm cảm, hiếu động quá mức, rối loạn ăn uống, tâm thần phân liệt, Alzheimer đều có dấu hiệu thiếu kẽm.

5. Cải thiện các chức năng khác

- Chức năng tiêu hóa: Kẽm giúp kích thích tiêu hóa và duy trì tuyến tiêu hóa lành mạnh. Ngoài ra, kẽm cũng đóng vai trò sản sinh ra enzyme tiêu hóa, sản sinh mật và cũng là vi chất cần thiết cho đổi mới mô ruột, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

- Tiểu đường và ung thư: Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất insulin, giúp phòng chống tiểu đường. Bên cạnh đó, nó cũng có tác dụng như chất chống oxy hóa, chống viêm, giúp cải thiện hệ miễn dịch, phòng ngừa ung thư.

- Giảm viêm và bệnh mạn tính: Kẽm giúp tăng cường miễn dịch, kháng viêm, do đó, khi cơ thể thiếu chất này thì rất dễ bị viêm nhiễm. Đặc biệt là những người cao tuổi, họ thường mắc các bệnh mãn tính và các bệnh tuổi già. Mà trong triệu chứng của đa số các bệnh này đều xuất hiện viêm. Ngoài ra, người cao tuổi sức khỏe suy giảm nên cũng rất khó duy trì được mức độ thích hợp của vitamin và khoáng chất nên bệnh có thể trở nên nặng hơn.

Kẽm 03

Bệnh của người già sẽ nặng hơn rất nhiều nếu thiếu kẽm

6. Bổ sung kẽm như thế nào?

Cách bổ sung vi chất kẽm tốt nhất vẫn là thông quan thực phẩm. Nên ăn một số loại như: đậu hà lan, đậu lia, đậu lăng, đậu tây, đậu ván, sò, hàu, thịt bò, thịt cừu, thịt gia cầm, cá, trứng cá, hạt điều, hạnh nhân, hồ đào, óc chó, hạt bí, hạt hướng dương, hạt mè, men bia, kiều mạch, rong biển, măng tây. Bổ sung kẽm trực tiếp, theo các loại: kẽm chelate giúp hấp thụ hiệu quả, kẽm sulfate giúp điều trị nhiều bệnh, kẽm oxid giúp trị vết thương và da.

Lưu ý khi bổ sung vitamin và khoáng chất phải dựa trên độ tuổi, giới tính và các yếu tố khác như tình trạng sức khỏe, bệnh lý hoặc thai kỳ. Ngoài ra cũng cần phải kiểm tra kỹ nguồn dinh dưỡng hấp thụ. Nếu cảm thấy có vấn đề về sức khỏe, hãy tới gặp bác sĩ để được theo dõi chính xác.

Tác giả bài viết: DS. Sỹ Thành

Nguồn tin: bsdinhduong

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây